BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng chống thiên tai
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
- Tin bão khẩn cấp (Cơn bão số 7)
Hồi 04 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km về phía Bắc Đông Bắc và cách bờ biển Hà Tĩnh khoảng 750km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04h/14/10, vị trí tâm bão trên khu vực phía Tây Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển tỉnh Nghệ An khoảng 320km, sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 16,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; từ 107 đến 116,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
- Tin mưa lớn diện rộng ở Trung Bộ và cảnh báo mưa lớn ở Bắc Bộ
Ngày 13/10, các tỉnh Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm; riêng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế từ 50-100mm, có nơi trên 150mm. Từ chiều nay mưa giảm dần.
Cảnh báo: Từ ngày 14-16/10, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to, từ 150-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt.
- Tình hình mưa
- Mưa đợt (19h/05/10 đến 19h/12/10): Tổng lượng mưa ở các tỉnh Hà Tĩnh, Bình Định 350-550 mm; Quảng Bình 500-1.200 mm; Quảng Trị 900-1.800mm; Đà Nẵng 800-1.200 mm; Quảng Nam 900-1.400 mm; Quãng Ngãi 500-1.000 mm; đặc biệt tại Thừa Thiên Huế 1.300-2.000 mm. Một số trạm mưa lớn trên 1.800mm như: Hồ Khe Ngang: 2.088 và A Lưới (Huế): 2.077mm; Khe Tre (Huế): 1.923mm; Hồ A Lá (Huế) 1.890mm; A Vao (Quảng Trị) 1.804mm
- Mưa ngày 12/10 (19h/11/10 đến 19h/12/10): Tập trung chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, với lượng mưa từ 250-600mm.
- Mưa đêm (từ 19h/12/10 đến 05h/13/10): Các tỉnh từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tiếp tục mưa to đến rất to, phổ biến 100-200mm, các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam từ 30-60mm. Một số trạm có lượng mưa lớn: Hồ Thọ Sơn (Thừa Thiên Huế) 205mm; Quan Tượng Đài (Thừa Thiên Huế) 166mm; Triệu Ái (Quảng Trị) 180mm; Hướng Linh (Quảng Trị) 164mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN, NGẬP LỤT
- Thủy văn
a) Diễn biến: Hiện nay, lũ trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị) đang dao động ở mức đỉnh 7,15m (trên BĐ3: 1,15m); các sông ở Thừa Thiên Huế đang lên chậm; sông Kiến Giang (Quảng Bình) và các sông ở Quảng Nam đang xuống.
b) Dự báo:
Lũ các sông ở Thừa Thiên Huế dao động ở mức cao; sông Thạch Hãn sẽ xuống, sông Kiến Giang và các sông ở Quảng Nam tiếp tục xuống. Trưa chiều ngày 13/10, mực nước trên các sông có khả năng như sau:
- Trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 2,3m, trên BĐ2 0,1m;
- Trên sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn xuống mức 6,6m, trên BĐ3 0,6m;
- Trên sông Bồ tại Phú Ốc ở mức 5,0m, trên BĐ3 0,5m;
- Trên sông Hương tại Kim Long ở mức 3,0m, dưới BĐ3 0,5m;
- Trên sông Vu Gia - Thu Bồn xuống mức BĐ1 và dưới BĐ1.
- Về ngập lụt
a) Diễn biến: Tính đến 22h/12/10, có 217xã, phường/111.329 hộ bị ngập (tăng 41 xã, phường/17.052hộ so với báo cáo ngày 11/10), độ ngập sâu từ 0,3m đến 1,5m (Quảng Bình 15xã; Quảng Trị 81xã; Thừa Thiên Huế 115 xã/phường; Đà Nẵng 6 xã/phường).
b) Cảnh báo:
Tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam vẫn tiếp tục diễn ra và khả năng kéo dài trong những ngày tới, đặc biệt tại các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình); Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Gio Linh, Hải Lăng, TX. Quảng Trị, TP. Đông Hà (Quảng Trị); Quảng Điền, Phong Điền, TP Huế, TX. Hương Thủy, Hương Trà (Thừa Thiên Huế); Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An, TP Tam Kỳ (Quảng Nam).
III. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
- Tình hình tàu thuyền
Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng, tính đến 16h00 ngày 12/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 52.100 p.tiện/229.805 LĐ. Trong đó:
- Hoạt động khu vực từ 15,5 đến 20 độ Vĩ Bắc; từ 111 đến 118,5 độ Kinh Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa): 86 tàu/678 người.
- Hoạt động khu vực khác: 5.156 tàu/24.452 người.
- Neo đậu tại các bến: 46.858 tàu/204.675 người.
- Tình hình nuôi trồng thủy hải sản từ Quảng Ninh đến Phú Yên:
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản các tỉnh từ Quảng Ninh đến Phú Yên có:
+ Nuôi trồng mặn lợ (tôm, cá, nhuyễn thể): 118.085 ha (các tỉnh có diện tích lớn: Quảng Ninh 27.296ha; Thái Bình 19.163ha; Nam Định 15.930ha; Ninh Bình 11.925ha; Thanh Hóa 6.600ha).
+ Nuôi nước ngọt: 64.291ha (các tỉnh có diện tích lớn: Thanh Hóa 14.150ha; Nghệ An 18.960ha; Hà Tĩnh 5.300ha).
+ Lồng/bè nuôi mặn lợ là 120.859 chiếc (các tỉnh có số lồng/bè lớn: Quảng Ninh 10.028; Quảng Bình 51.382; Quảng Ngãi 52.000)
+ Lồng bè nuôi nước ngọt là 6.892 chiếc (các tỉnh có số lồng/bè lớn: Thanh Hóa 1.800; Nghệ An 1.227; Thừa Thiên Huế 2.500).
+ Chòi canh: 4.017 chiếc (các tỉnh có số chòi lớn: Thái Bình 1024; Nam Định: 1.570).
Tổ chức chằng chống, hạn chế thất thoát, những nơi có điều kiện di chuyển vào vùng an toàn; không để người trên lồng bè, chòi canh, trên bãi triều.
IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA
- Hồ chứa thủy lợi
a) Khu vực Bắc Bộ: 543 hồ (81 hồ hư hỏng, 51 hồ đang thi công), dung tích 55-95% DTTK (ít thay đổi so với ngày 11/10).
b) Khu vực Bắc Trung Bộ: 323 hồ (55 hồ hư hỏng, 41 hồ đang thi công), dung tích 51-95% DTTK (tăng 10% so với ngày 11/10).
c) Khu vực Nam Trung Bộ: 517 hồ (24 hồ hư hỏng, 31 hồ đang thi công), dung tích 30-90% DTTK (ít thay đổi so với ngày 11/10).
d) Khu vực Tây Nguyên: 1.246 hồ (41 hồ hư hỏng, 43 hồ đang thi công), dung tích 60-90% DTTK (ít thay đổi so với ngày 11/10).
- Hồ chứa thủy điện
a) Lưu vực sông Hương (04 hồ đang xả lũ, tổng Q xả: 3.708 m3/s):
Tên hồ
|
Thời gian
|
Qđến (m3/s)
|
Qxả (m3/s)
|
Htl (m)
|
MNDBT (m)
|
MN
Hạ du (m)
|
Phát điện
|
Qua
cửa xả
|
A Lưới
|
05h/13/10
|
341
|
43
|
294
|
552,59
|
553
|
5,09
|
Tả Trạch
|
05h/13/10
|
520
|
0
|
640
|
44,21
|
45
|
3,23
|
Hương Điền
|
05h/13/10
|
2.000
|
194
|
2.030
|
57,6
|
58
|
5,09
|
Bình Điền
|
05h/13/10
|
683
|
67
|
440
|
83,91
|
85
|
3,23
|
b) Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn 05 hồ đang xả, tổng Q xả: 1.866 m3/s):
Tên hồ
|
Thời gian
|
Qđến (m3/s)
|
Qxả (m3/s)
|
Htl (m)
|
MNDBT (m)
|
MN
Hạ du (m)
|
Phát điện
|
Qua cửa xả
|
Đắk Mi 4a
|
05h/13/10
|
248
|
98,56
|
176
|
257,87
|
258
|
8,56
|
Sông Tranh 2
|
05h/13/10
|
460
|
0
|
5,75
|
170,55
|
175
|
4,14
|
Sông Bung 5
|
05h/13/10
|
208
|
208
|
0
|
59,98
|
60
|
8,56
|
Sông Bung 4A
|
05h/1310
|
677
|
170
|
5,07
|
97,4
|
97,4
|
8,56
|
Sông Bung 4
|
05h/13/10
|
888
|
160
|
244
|
222,21
|
222,5
|
8,56
|
A Vương
|
05h/13/10
|
400,35
|
77,2
|
225,55
|
379,86
|
380
|
8,56
|
c) Các hồ điều tiết lũ ở Bắc Bộ: Các hồ đang ở mực nước dâng bình thường và đóng hoàn toàn các cửa xả.
V. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU
Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Phú Yên có 85 vị trí đê điều xung yếu (71 đoạn đê, kè với tổng chiều dài 154,5km; 14 cống qua đê) và 37 công trình đang thi công dở dang cần sẵn sàng phương án ứng phó với bão số 7.
VI. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tình hình sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên như sau:
- Diện tích lúa chưa thu hoạch:187.000ha (Bắc Trung Bộ: 12.000ha; duyên hải Nam Trung Bộ: 49.000ha; Tây Nguyên: 126.000ha).
- Diện tích hoa màu chưa thu hoạch: 110.500ha (Bắc Trung Bộ: 28.500ha; duyên hải Nam Trung Bộ: 24.000ha; Tây Nguyên: 58.000 ha).
- Diện tích cây ăn quả: 177.634ha (Bắc Trung Bộ: 14.234ha; duyên hải Nam Trung Bộ: 89.500ha; Tây Nguyên: 73.900ha).
Tổ chức thu hoạch những diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả đã đến kỳ thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” hoặc có phương án bảo vệ đối với những diện tích chưa đến kỳ thu hoạch.
VII. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI:
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi tình hình chăn nuôi của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên như sau:
- Chăn nuôi bò, trâu, lợn, gia cầm: 870.684 con trâu; 3.134.575 con bò; 4.112.736 con lợn;125.220.000 con gia cầm.
- Số trang trại chăn nuôi: 3.464 trang trại.
Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là tại các trang trại có quy mô lớn.
VIII. TÌNH HÌNH SƠ TÁN DÂN
Theo báo cáo nhanh của các địa phương, tính đến 22h/12/10, đã tổ chức sơ tán 21.785hộ/66.569 người (Quảng Bình 801 hộ/2.694 người, Quảng Trị: 7.689hộ/23.029 người, Thừa Thiên Huế: 11.608hộ/35.435người, Đà Nẵng 901 hộ/3.036người; Quảng Nam 533 hộ/1.677người, Quảng Ngãi 253 hộ/698 người) tăng 6.393 hộ/20.734 người so với báo cáo nhanh ngày 11/10.
IX. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI, NHU CẦU HỖ TRỢ KHẨN CẤP
- Tình hình thiệt hại
Tổng hợp số liệu thiệt hại chủ yếu tính đến 22h/12/10 như sau:
a) Về người:
- Người chết: 28 người (22 người do bị lũ cuốn; 03 thuyền viên trên biển, 03 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ), tăng 10 người: Quảng Bình 02 (tăng 01), Quảng Trị 08 (tăng 02), Thừa Thiên Huế 05 (tăng 02), Quảng Nam 06 (tăng 03), Đà Nẵng 01, Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, ĐăkLăk 01, Lâm Đồng 01, Kon Tum 02 (tăng 02).
- Người mất tích: 12 người (08 người do lũ cuốn; 04 thuyền viên trên biển), gồm: Quảng Trị 05 , Thừa Thiên Huế 01, Đà Nẵng 03, Quảng Nam 02, Gia Lai 01), giảm 02 người (Quảng Bình: 01, Quảng Trị 01 đã tìm thấy thi thể).
(Chi tiết có Phụ lục kèm theo)
b) Về nhà ở: 415 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 131.077 nhà bị ngập.
c) Về giao thông: 137 điểm Quốc lộ, 11.576m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi); 19 điểm ngập (Quảng Bình 03; Thừa Thiên Huế 16). Ngành giao thông đã lập rào chắn, trực điều tiết giao thông và tổ chức khắc phục các sự cố. Hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49, 49B (Thừa Thiên Huế); đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị); Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15 (Quảng Bình).
d) Về nông nghiệp: 592ha lúa, 4.179ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.588ha thủy sản bị thiệt hại; 293 con gia súc, 155.997 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.
đ) Về giáo dục: 244 điểm trường bị ngập (Quảng Bình 28, Quảng Trị 110; Đà Nẵng 12, Quảng Nam 30, Quảng Ngãi 64).
e) Về tình hình sạt lở bờ biển: 21,1 km (Hà Tĩnh 7km, Thừa Thiên Huế 10,6km, Quảng Nam 3,5km).
2. Nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp
Hiện nay, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã có báo cáo, tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia, gồm: 6.500 tấn gạo (Quảng Bình: 3.000; Quảng Trị 1.500; Thừa Thiên Huế 1.000; Quảng Nam 1.000); 5,5 tấn lương khô (Quảng Trị: 1,5; Thừa Thiên Huế: 2,0; Quảng Nam: 2,0);20.000 thùng mỳ tôm (Thừa Thiên Huế:10.000; Quảng Nam: 10.000); các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.
X. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY
- Trung ương
- Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1393/CĐ-TTg ngày 12/10/2020 gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và các Bộ, ngành liên quan đề nghị tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới.
- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã tổ chức họp chỉ đạo và có Công điện số 24/CĐ-TW gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên và các Bộ, ngành liên quan để chủ động ứng phó với bão số 7 và tình hình mưa lũ.
- Bộ Tư lệnh Quân khu 4 duy trì 8.574 người (Bộ đội: 1.580, Dân quân: 6.994), 88 ô tô các loại và 172 tàu, xuồng phối hợp với các lực lượng tại chỗ khắc phục hậu quả mưa lũ.
- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 7 và tình hình mưa lũ để tham mưu chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó.
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải đã có công điện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ động triển khi các biện pháp ứng phó với bão số 7 và tình hình mưa, lũ.
- Địa phương
- Các địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ: số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10 và số 1393/CĐ-TTg ngày 12/10/2020, trong đó tiếp tục thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ và triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 7.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiến Huế đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ TL Quân khu IV triển khai lực lượng tiếp cận vị trí sạt lở khu vực thủy điện Rào Trăng 3.
- Các tỉnh: Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi đã có công điện chỉ đạo các sở, ban ngành và các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 7 và mưa lũ.
XI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện: số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10/2020 về tập trung ứng phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền Trung và số 1393/CĐ-TTg về tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới.
- Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết, mất tích; cứu chữa người bị thương; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch cho người dân bị thiệt hại; bảo đảm khám chữa bệnh cho người dân vùng lũ; khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, phục hồi sản xuất.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 7 và tình hình mưa lũ để chủ động các biện pháp ứng phó, đặc biệt là việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển; quản lý, hướng dẫn tàu thuyền đang neo đậu, nhất là tàu vận tải, tàu neo đậu ở khu vực cửa sông.
- Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản.
- Chỉ đạo, tổ chức giám sát, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du, dành dung tích để đón đợt lũ tiếp theo, đặc biệt là đối với các hồ chứa lưu vực sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn và các hồ chứa khu vực Bắc Bộ đã đầy nước.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, bão trên biển Đông; hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, tích trữ lương thực, thực phẩm, nước uống đề phòng mưa lũ dài ngày, nhất là các khu vực còn bị ngập sâu, có khả năng bị chia cắt.
- Tiếp tục tổng hợp, đánh giá thiệt hại do mưa lũ và nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp; rà soát xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ về lương thực, thuốc, hóa chất xử lý nước, khử khuẩn, xử lý môi trường và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.
8. Duy trì tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo TWPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSC, TT&TKCN./.
Tải file đính kèm