Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 11/9/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 11/9/2023

 

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin dự báo mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Từ ngày 12-13/9, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 180mm.

Cảnh báo: Mưa lớn có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi; ngập úng tại các khu vực trũng, thấp và các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

2. Tin cảnh báo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Ngày và đêm 12/9, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Vùng biển từ Bình Định đến Bà Rịa-Vũng Tàu, vùng biển phía Tây của khu vực Giữa Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 2,0-3,0m.

3. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/10/9-19h/11/9): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa phổ biến từ 30-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Chiềng Đông (Sơn La) 72mm; Chí Linh (Hải Dương) 98mm; Triều Dương (Hưng Yên) 88mm; Hồ Trọng (Hoà Bình) 88mm; Thuỷ điện Sê San 4 (Gia Lai) 71mm; Ia Tơi (Kon Tum) 66mm.

- Mưa đêm (19h/11/9-07h/12/9): Khu vực Bắc Bộ rải rác có mưa, mưa vừa lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Mường Sại (Sơn La) 89mm; Việt Quang (Hà Giang) 64mm; Bum Tờ (Lai Châu) 57mm; Quảng Lâm (Quảng Ninh) 104mm; Hòn Dấu (Hải Phòng) 61mm.

- Mưa 3 ngày (19h/08/9-19h/11/9): Các khu vực trên cả nước có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 60-100mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Hồ Trọng (Hòa Bình) 155mm; Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) 162mm; Dương Huy (Quảng Ninh) 157mm; Ia Hrung (Gia Lai) 147mm; Bom Bo (Bình Phước) 215mm; U Minh (Cà Mau) 147mm; Phú Quốc (Kiên Giang) 185mm.

 

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 07h/12/9 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,12m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,85m.

- Dự báo: Đến 07h/13/9 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,3m; trong 36 giờ tới, mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,70m và thấp nhất ở mức 0,65m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ

Mực nước các sông ở Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ

- Mực nước lúc 07h/12/9 tại trạm Kratie (sông Mê Công) ở mức 16,98m thấp hơn TBNN cùng kỳ 2,24m.

- Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên theo triều, mực nước cao nhất ngày 11/9 trên sông Tiền tại Tân Châu là 2,08m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,03m.

- Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên theo triều. Đến ngày 15/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,3m và tại Châu Đốc ở mức 2,2m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

Sơn La

7h

11/9

206,38

114,86

662

1.216

12/9

206,25

114,74

449

1.082

Hòa Bình

7h

11/9

113,11

11,86

1.670

2.225

12/9

113,01

11,90

1.115

2.225

Tuyên Quang

7h

11/9

111,73

49,10

616

427

12/9

111,76

47,40

193

0

Thác Bà

7h

11/9

53,41

20,75

205

0

12/9

53,33

20,75

180

0

2. Tình hình đê điều

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra đối với các tuyến đê đã được Bộ quyết định phân loại, phân cấp.

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn cục bộ, dông lốc, sét.

IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn cục bộ, dông lốc, sét, gió giật mạnh trên biển.

2. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file ở đây