Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 11/6/2020



I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)

  1. Tin ATNĐ gần biển Đông

Hồi 01h/12/6, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 120,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Lu-dông (Phi-líp-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 01h/13/6, vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 700km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: Phía Đông kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông; từ vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc đến 19,5 độ Vĩ Bắc.

Cấp độ RRTT do ATNĐ: cấp 3.

  1. 2. Tin nắng nóng diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Ngày 11/6, khu vực Trung Bộ; trung du và đồng bằng Bắc Bộ xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ; có nơi trên 39 độ.

Nắng nóng ở các tỉnh Trung Bộ còn kéo dài trong nhiều ngày tới. Từ ngày 12/6 nắng nóng mở rộng ra các tỉnh Bắc Bộ và khả năng kéo dài đến ngày 13/6.

Cấp độ RRTT do nắng nóng: Cấp 1.

  1. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/10/6-19h/11/6): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến dưới 50mm. Một số trạm có lượng mưa lớn: Thượng Cát (Hà Nội) 96mm; Bắc Ninh (Bắc Ninh) 94mm; Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 93mm; Tà Pao (Bình Thuận) 91 mm; La Gi (Bình Thuận) 103mm.

- Mưa đêm (19h/11/6-7h/12/6): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Sơn Tây (Hà Nội) 59mm; Đuống (Hà Nội) 55mm; Gián Khẩu (Ninh Bình) 51mm; Hà Nội (Hà Nội) 46mm.

- Mưa 03 ngày (từ 19h/08/6-19h/11/6): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến dưới 70mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Hà Giang (Hà Giang) 161 mm; Thượng Cát (Hà Nội) 96 mm; Tà Pao (Bình Thuận) 178mm; La Gi (Bình Thuận) 114mm.

II. THỦY VĂN

- Các sông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm; một số sông dao động theo điều tiết hồ chứa thủy điện hoặc theo triều.

- Mực nước sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 14/6, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,07m; tại Châu Đốc ở mức 1,22m.

III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Bình Thuận và Thái Nguyên mưa dông lốc kèm lốc sét xảy ra ngày 10-11/6 trên địa bàn các tỉnh, thành phố đã gây thiệt hại như sau:

  1. Thành phố Cần Thơ: 01 người chết (người bị thương theo báo cáo nhanh ngày 10/6/2020).
  2. Tỉnh Bình Thuận: Ngày 10/6 trên địa bàn huyện Tánh Linh xảy ra mưa lớn cục bộ làm ngập 30 căn nhà và 185ha lúa mới sạ.
  3. Tỉnh Thái Nguyên: Ngày 10/6 trên địa thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ xảy ra dông lốc làm 01 người bị thương, 05 nhà bị tốc mái. 

IV.CÔNG TÁC ỨNG PHÓ

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có Thông báo số 202/TWPCTT-VP ngày 11/6/2020 gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng để chủ động ứng phó với ATNĐ có khả năng đi vào biển Đông và mưa lớn diện rộng.

- Ngày 11/6/2020, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó trước mùa mưa lũ năm 2020 tại tỉnh Nghệ An.

- Về sự cố đập tại Nghệ An: Đập dâng Bara Đô Lương trên địa bàn hai xã Tràng Sơn và Đặng Sơn, huyện Đô Lương bị sự cố sáng 07/6. Sáng ngày 11/6/2020 đã hoàn thành công tác khắc phục sự cố.

V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới gần biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão, để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

- Các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ theo dõi chặt chẽ tình hình nắng nóng, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá, thông tin kịp thời đến người dân và cộng đồng để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó phù hợp.

- Các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.

- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin, đôn đốc triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai./.