- TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
- Tin cuối cùng về cơn bão số 6:
Sáng ngày 11/11, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 6 tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp, trên khu vực phía Nam của Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6. Vùng áp thấp này tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc sau đó tan dần.
- Tin gió mùa Đông Bắc:
Ngày 12/11, bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo: Khoảng chiều ngày 13/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi thuộc vùng núi phía Bắc, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 13-14/11 ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông; từ gần sáng ngày 14/11 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời rét.
Từ chiều ngày 13/11, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4. Từ đêm ngày 13/11, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió chuyển hướng Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; biển động mạnh.
- 3. Tình hình mưa:
- Mưa ngày (từ 19h/10/11-19h/11/11): Các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, phổ biến 50-80mm, một số trạm mưa lớn hơn: Nam Đồng (Thừa Thiên Huế) 203mm; Lác (Đắk Lăk) 194mm; Buôn Ma Thuột (Đắk Lăk) 175mm; Sơn Tây (Quảng Ngãi) 160mm; An Hòa (Bình Định) 152mm; Nông Sơn (Quảng Nam) 133mm.
- Mưa đêm (Từ 19h/11/11-07h/12/11): Các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên có mưa rải rác, mưa vừa phổ biến dưới 20mm, một số trạm mưa lớn hơn: Lâm Thủy (Quảng Bình) 26mm; A Lưới (Quảng Trị) 53mm; A Lưới (Thừa Thiên Huế) 53mm, Tà Lương (Thừa Thiên Huế) 84mm; Nông Sơn (Quảng Nam) 44mm; Sông Vệ (Quảng Ngãi) 54mm;
- Mưa đợt (từ 19h/09/11-19h/11/11): Các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 - 150mm, một số nơi có lượng mưa lớn như: M Đrak (Đắk Lắk) 322mm; Lác (Đắk Lắk) 299mm; Trà My (Quảng Nam) 256mm; Hòa Thịnh (Phú Yên) 343mm.
- 4. Về lũ:
Mực nước trên sông Kôn đang xuống, sông Ba đã đạt đỉnh và hiện đang xuống ở dưới mức báo động 1, lúc 07h/12/11: trên sông Ba tại trạm Phú Lâm (Phú Yên) 0,21m (dưới BĐI: 1.49m); trên sông Kôn tại trạm An Hòa 20,79m (dưới BĐI: 0,21m). Trên sông Vệ tại trạm sông Vệ 2,73 (trên BĐ1: 0,63m).
- HỒ CHỨA
- Hồ chứa thủy lợi:
- Khu vực Nam Trung Bộ dung tích bình quân đạt từ 60%-80%. Có 9 hồ đang xả: Vĩnh Trinh xả 2m3/s (Quảng Nam); Định Bình xả 28 m3/s, Cẩn Hậu xả 16 m3/s (Bình Định); Thuận Ninh xả 14m3/s; Hòn Lập xả 10m3/s; Trọng Thượng xả 10 m3/s (Bình Định); Đồng Tròn xả 60 m3/s, Phú Xuân xả 104 m3/s, Suối Vực xả 53 m3/s (Phú Yên). Hiện còn 24 hồ chứa bị hư hỏng và 34 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp.
- Khu vực Tây Nguyên dung tích bình quân đạt từ 80-90%, có 6 hồ đang xả: Đắk Uy xả 15 m3/s (Kon Tum); Ayun Hạ 6 m3/s, Chư Prông 2 m3/s (Gia Lai); Ea Soup Thượng xả 299 m3/s, Krông Buk Hạ xả 39 m3/s, Ea Kao xả 20 m3/s (Đắk Lắk). Hiện còn 41 hồ chứa bị hư hỏng và 23 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp.
- Hồ chứa thủy điện:
Các hồ khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có 06 hồ xả điều tiết qua tràn (lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Buôn Tua Srah: 54/486; Đăksrông: 50/173; Đăksrông 2: 108/180; Đăksrông 2A: 89/185; Đăksrông 3A: 1000/1100; Đăksrông 3B: 740/890).
Các hồ chứa khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Có 05 hồ chứa vận hành theo Quy trình liên hồ, xả điều tiết hồ chứa qua tràn/ lưu lượng về hồ (m3/s): Sông Ba Hạ: 300/1200; Sông Hinh: 100/154; Krôngnăng: 26/297; Đăk Mi 4a: 243/246; Vĩnh Sơn 5: 130/150.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
- Trung ương:
- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia tiếp tục cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ, thông tin đến nhân dân và các cơ quan liên quan biết chủ động phòng, tránh, ứng phó.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông về diễn biến mưa, lũ và công tác khắc phục hậu quả.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động theo dõi, cập nhật tình hình mưa, lũ đôn đốc các địa phương khắc phục hậu quả và triển khai ứng phó với mưa, lũ.
- Địa phương:
- Các tỉnh/thành phố từ ven biển từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên tổ chức khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ. Khôi phục hệ thống điện bị sự cố và vệ sinh môi trường sau bão, khôi phục giao thông, sản xuất.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, khu vực Tây Nguyên tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến mưa, lũ và triển khai các biện pháp ứng phó.
- Kiểm tra các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét và di dời dân trong vùng có nguy cơ sạt lở.
- TÌNH HÌNH THIỆT HẠI BAN ĐẦU DO CƠN BÃO SỐ 6:
Qua báo cáo nhanh và thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương, thiệt hại ban đầu do cơn bão số 6 gây ra như sau:
- Về người: 02 người chết do tai nạn khi chằng chống nhà cửa (không thay đổi so với báo cáo ngày 10/11); 01 người mất tích (ông Lâm Văn Thoan, sinh năm 1979, bị lũ cuốn trôi khi qua đập tràn Păng Tiêng, Lâm Đồng).
- Về nhà ở:
- 14 nhà bị sập đổ (Bình Định: 05; Khánh Hòa: 01; Phú Yên: 07; Đăk Lắk: 01); 16 nhà bị hư hỏng, tốc mái (Bình Định: 02; Khánh Hòa: 02; Phú Yên: 03; Đăk Lắk: 09);
- 424 nhà bị ngập (Phú Yên: 12; Đăk Lắk: 412), hiện nước đã rút.
- Mưa lũ tại tỉnh Đăk Lắk đã làm 360 hộ dân tại 02 huyện Ea Kar và Krông Bông tạm thời bị cô lập, hiện nay nước đã rút các phương tiện đã lưu thông được.
- Về tàu thuyền: 03 thuyền nhỏ bị chìm, hư hỏng; 01 thuyền bị trôi (Khánh Hòa);
- Về nông nghiệp:
- 930 ha lúa (Khánh Hòa); 328,7ha hoa màu bị thiệt hại (Bình Định: 15,2; Khánh Hòa: 32.5 ha, Phú Yên 270 ha; Gia Lai: 11ha).
- 8,5ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại (Khánh Hòa);
- 42 con gia súc (Đắk Lắk: 40; Gia Lai: 02) và 3400 con gia cầm bị chết, cuốn trôi (Đắk Lắk).
- 423 cây xanh bị gãy, đổ (Bình Định: 312; Phú Yên: 111).
- Về thủy lợi, đê điều:
- 5.010m kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng: (Bình Định: 950; Khánh Hòa: 560, Đắk Lắk: 3.500) và sạt lở 13.339m3 đất đá, bê tông (Phú Yên).
- 04 cống bị hư hỏng, cuốn trôi (Khánh Hòa: 02, Phú Yên: 02); 02 đập thủy lợi bị sạt lở (Bình Định: 01, Phú Yên: 01).
- Về giao thông:
- Quốc lộ: sạt lở 2.000m3 đất đá/107 vị trí (Trường Sơn Đông, đường Hồ Chí Minh, 14G, 26). Hiện các vị trí sạt lở đã được xử lý, đảm bảo giao thông thông suốt.
- Đường giao thông địa phương: sạt lở, hư hỏng 25,5km (Bình Định: 1; Khánh Hòa: 0,3m: Đắk Lắk: 24,2km).
- Về điện lực: Hệ thống cấp điện tại Phú Yên đã hoạt động bình thường.
- Trường học bị hư hỏng: 02 trường bị tốc mái.
Tổng thiệt hại ban đầu do bão số 6 ước tính khoảng 86,3 tỷ đồng (Bình Định 11; Khánh Hòa 11,5; Phú Yên 11,8; Đắk Lắk 52).
- THIỆT HẠI KHÁC
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực PCTT&TKCN tỉnh An Giang, vào lúc 18h30, ngày 10/11/2019, tại tổ 4, Ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, Thị xã Tân Châu, An Giang đã xảy ra sạt lở đê Bắc kênh Xáng với diện tích là 150m2, dài khoảng 30m, sâu vào đất liền khoảng 5m và cách mép ngoài đê Bắc kênh Xáng khoảng 10m, sạt lở gây ảnh hưởng đến 02 hộ dân và 01 nhà kho.
- CÁC CÔNG VIỆC CẦN TẬP TRUNG TRIỂN KHAI
- Kiểm tra, thống kê đánh giá thiệt hại do bão gây ra; tập trung khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ.
- Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu để chủ động sơ tán người dân và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.
- Theo dõi sát diễn biến mưa lũ, tổ chức vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn công trình và hạ du cũng như đảm bảo nguồn nước phát điện, phục vụ sản xuất.
- Theo dõi sát diễn biến gió mạnh trên biển để cảnh báo cho thuyền trưởng, chủ phương tiện biết để có giải pháp phòng tránh.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra./.