BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 10/9/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/09/9 - 19h/10/9): Khu vực Bắc Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 150-220mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Yên Ninh (Yên Bái) 304mm; Minh Bảo (Yên Bái) 302mm; Chi Nê (Hoà Bình) 264mm; Đại Phạm (Phú Thọ) 193mm; Phổ Đu (Thái Nguyên) 131mm; Hương Sơn (Hà Nội) 274mm; Tân Hoà (Thái Bình) 223mm; Nam Định (Nam Định) 298mm.
- Mưa đêm (19h/10/9 - 07h/11/9): Khu vực Bắc Bộ có mưa phổ biến dưới 50mm, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa phổ biến dưới 60mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Quảng Minh (Sơn La) 58mm, Cao Sơn (Hoà Bình) 89mm, Cát Bà (Hải Phòng) 98mm, Ba Sao (Hà Nam) 96mm, Xuân Lộc (Thanh Hoá) 86mm, Bản Bà Khốm (Nghệ An) 130mm, Cẩm Yên (Hà Tĩnh) 105mm, Chư Mố 2 (Gia Lai) 109mm.
- Mưa đợt (07h/07/9 - 19h/10/9): Khu vực đồng Bằng Bắc Bộ mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 200-300mm; khu vực miền núi phía Bắc tổng lượng mưa phổ biến từ 300-400mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Xây Luông (Lào Cai) 760mm; Nấm Dần 2 (Hà Giang) 706mm; Chợ Chu (Thái Nguyên) 662mm; Yên Đổ (Thái Nguyên) 656mm; Tân Phượng 1 (Yên Bái) 635mm; Pú Dảnh (Sơn La) 626mm; Kỳ Sơn (Hoà Bình) 579mm; Tiền Hải (Thái Bình) 557mm.
Dự báo:
- Khu vực Tây Bắc và Việt Bắc:
+ Ngày 11/9, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 20-60mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
+ Đêm 11/9, có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
- Khu vực đồng bằng và Đông Bắc Bắc Bộ, Hoà Bình, Thanh Hóa:
+ Ngày 11/9, có mưa to đến rất to và dông, lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
+ Đêm 11/9 đến chiều 12/9, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm.
2. Tình hình lũ trên các sông Bắc Bộ
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968 (34,42m), tại Phú Thọ đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống. Mực nước lúc trên các sông như sau:
- Trên sông Thao tại Lào Cai lúc 07h: 81,34m, trên báo động BĐ1 1,34m; tại Bảo Hà lúc 06h: 57,03m trên BĐ3 0,03m; tại Yên Bái lúc 07h: 34,51m, trên BĐ3 2,51m;
- Trên sông Cầu tại Cầu Gia Bảy lúc 06h: 27,38m trên BĐ3 0,38m; tại Đáp Cầu lúc 06h: 7,18m, trên BĐ3 0,88m;
- Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương lúc 6h: 7,07m, trên BĐ3 0,77m
- Trên sông Lục Nam tại Lục Nam lúc 06h: 6,03m trên BĐ3 0,73m;
- Trên sông Lô tại Tuyên Quang lúc 05h: 27,73m trên BĐ3 1,73m;
- Trên sông Thái Bình tại Phả Lại lúc 07h: 5,83m trên BĐ2 0,83m;
- Trên sông Hồng tại Hà Nội lúc 07h: 10,86m, trên BĐ2 0,36m.
Dự báo: Trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức BĐ3, tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức BĐ2; trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,80m, trên BĐ3 1,80m vào sáng 11/9 sau đó xuống chậm, tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21,00m, trên mức BĐ3 0,50m vào trưa 11/9 sau đó xuống; trên sông Cầu tiếp tục lên và ở trên mức BĐ3; trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3; trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức BĐ2; trên sông Thái Bình tiếp tục lên mức BĐ3; trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức BĐ3; trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9 và trên mức BĐ2
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3.
3. Tin dự báo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển
Ngày và đêm 11/9, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8, đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2.0m.
Ngoài ra, ngày và đêm 11/9, ở khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao 2,0-3,0m.
4. Tin động đất
Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, ngày 10/9/2024 đã xảy ra 05 trận động đất có độ lớn 2.5-3.7, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1-10.0 km tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
H3 (m)[1]
(từ 22/8 ÷ 15/9)
|
Sơn La
|
7h
|
10/9
|
212,08
|
115,66
|
6.575
|
1.562
|
209
|
11/9
|
213,38
|
115,44
|
3.885
|
1.385
|
Hòa Bình
|
7h
|
10/9
|
111,57
|
14,72
|
3.411
|
5.590
|
110
|
11/9
|
111,65
|
15,63
|
1.947
|
3.910
|
Tuyên Quang
|
7h
|
10/9
|
118,76
|
63,22
|
4.789
|
5.644
|
115
|
11/9
|
117,88
|
60,30
|
2.850
|
4.344
|
Thác Bà
|
7h
|
10/9
|
59,16
|
29,59
|
5.133
|
3.006
|
58
|
11/9
|
59,84
|
29,72
|
3.180
|
3.201
|
* Hồ Hoà Bình mở 01 cửa xả đáy; hồ Tuyên Quang mở 06 cửa xả đáy; hồ Thác Bà mở 03 cửa xả mặt.
2. Tình hình đê điều
Theo báo cáo và thông tin từ Chi cục Quản lý đê điều &PCLB/Thủy lợi của các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9/2024 trên hệ thống đê đã phát sinh tổng số đã xảy ra 25 sự cố đê điều tại 09 tỉnh, thành phố, gồm:
- 01 sự cố vỡ đê cấp V, dài 10m (đê tả sông Lô thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương bảo vệ cho khu vực 40 ha với khoảng 230 hộ dân), địa phương đã tổ chức di dời dân cư để tránh ngập lụt và đang tiến hành xử lý hàn khẩu, nhưng phải tạm dừng do chênh lệch mực nước lớn.
- 10 sự cố lũ tràn trên các tuyến đê cấp IV-V (đê chỉnh trang thành phố Thái Nguyên; cục bộ nhiều vị trí đê tả, hữu Thao thuộc huyện Hạ Hòa, Phú Thọ với chiều dài khoảng 5,0km; đê hữu Bùi thuộc huyện Chương Mỹ và đê sông Tích thuộc xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).
- 05 sự cố sạt mái đê: sự cố sạt 30m mái phía sông tại K76+500 đê hữu Cầu (đê cấp II), huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; sạt mái phía sông đê hữu Hồng tại K154+258 - K154+280 dài 20m và từ K154+236-K154+250 dài 14m (đê cấp I); sự cố sạt mái phía sông đê bối Phù Vân dài 20m và mái đê bối Thụy Xuyên dài 20m, tỉnh Hà Nam. Hiện các địa phương đã xử lý bước đầu, khoanh vùng và tổ chức theo dõi chặt chẽ các sự cố.
- 01 sự cố đùn sủi tại K17+720 đê tả Thương (đê cấp II), tỉnh Bắc Giang, địa phương đã được xử lý giờ đầu. Ngoài ra, nước lũ đã tràn qua đỉnh các bờ bao phía bờ tả sông Lục Nam.
- 01 sự cố kẹt cánh cống Đa Hội 2, tại K10+600 đê tả Cầu (đê cấp II), tỉnh Bắc Giang; 07 sự cố rò rỉ mang cống, cánh cống tại huyện Tứ Kỳ và thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Hiện các địa phương đã tổ chức xử lý giờ đầu.
- Ngoài ra, đã tổ chức hoành triệt 22 cống qua đê không đảm bảo an toàn (08 cống thuộc tỉnh Hải Dương và 14 cống thuộc tỉnh Hà Nam).
III. TÌNH HÌNH GIAO THÔNG
Về ách tắc giao thông đường bộ: Các đơn vị đang tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra (đã xử lý đảm bảo giao thông tại 30 vị trí bị tắc) nhưng hiện do vẫn còn mưa, nước trên sông dâng cao nên phát sinh thêm nhiều điểm tắc giao thông do sạt trượt, xói nền mặt đường hoặc do ngập nước trên một số quốc lộ (107 vị trí).
Về ách tắc giao thông đường sắt: Tuyến Yên Viên - Lào Cai, hiện phong tỏa toàn bộ các khu gian từ Ấm Thượng - Lào Cai; tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, đã dừng chạy tàu qua cầu Long Biên và cầu Đuống; tuyến Bắc Hồng - Văn Điển, tại Km20+400-Km21+000 nước ngập đỉnh ray trên 550mm, đã phong tỏa, cấm tàu qua khu gian Phú Diễn - Hà Đông.
IV. VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN, THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Hệ thống điện
Bộ Công thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các địa phương khắc phục thiệt hại, sự cố do bão để sớm cấp điện trở lại cho nhân dân (tính đến 16h00 ngày 10/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khôi phục được toàn bộ đường dây và trạm biến áp 500kV, lưới điện 220kV cơ bản đã khôi phục xong; các đơn vị điện lực địa phương đã khôi phục 114/173 đường dây 110kV và 1.296/1.535 đường dây lưới điện trung thế.
2. Hệ thống thông tin liên lạc
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khôi phục hệ thống thông tin liên lạc, tính đến ngày 10/9 đã khôi phục được 3.812 trạm phát sóng di động (khoảng 60%). Hiện vẫn còn 2.473 trạm thu phát sóng di động chưa khôi phục được thông tin liên lạc. Cục Viễn thông sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai các biện pháp khắc phục tiếp theo.
V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo của các địa phương, một số thiệt hại bước đầu thống kê đến 24h00 ngày 10/9/2024 như sau:
- Về người: 201 người chết, mất tích (143 người chết, 58 người mất tích), cụ thể:
+ Lào Cai: 66 người (45 người chết, 21 người mất tích), gồm: Sa Pa 09, Bát Xát 13, Si Ma Cai 07, Bắc Hà 15, Văn Bàn 02, Bảo Yên 20 (15 người chết do lũ quét, sạt lở đất tại Làng Lủ xã Phúc Khánh, hiện còn nhiều người mất tích; 3 người chết và 2 người mất tích ở xã Việt Tiến).
+ Cao Bằng: 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích).
+ Yên Bái: 40 người do sạt lở đất (37 người chết, 03 người mất tích), gồm: Lục Yên: 13, TP Yên Bái 20, Văn Chấn 01, Văn Yên 04, Trấn Yên 02.
+ Quảng Ninh: 13 người chết (do bão 12 người; lũ cuốn 01 người).
+ Hải Phòng: 02 người chết do bão.
+ Hải Dương: 01 người chết do bão.
+ Hà Nội: 01 người chết do bão.
+ Hòa Bình: 05 người chết do sạt lở đất.
+ Lạng Sơn: 03 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.
+ Bắc Giang: 01 người chết do lũ cuốn.
+ Tuyên Quang: 02 người chết; 01 người mất tích do lũ cuốn.
+ Hà Giang: 02 người (01 người chết; 01 người mất tích).
+ Lai Châu: 01 người chết do sạt lở đất.
+ Phú Thọ: 09 người (08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người chết do sạt lở đất).
+ Vĩnh Phúc: 02 người (01 người chết, 01 người mất tích, do lật thuyền)
- Người bị thương: 811 người (Quảng Ninh 536, Hải Phòng 81, Hải Dương 05, Hà Nội 12, Bắc Giang 07, Bắc Ninh 52, Lạng Sơn 10, Lào Cai 61, Yên Bái 13, Cao Bằng 16, Phú Thọ 05, Bắc Kạn 02, Hoà Bình 01, Vĩnh Phúc 08, Thanh Hoá 02).
- Về nông nghiệp:
+ 160.851 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 25.780ha; Thái Bình 11.000ha; Hà Nội 27.318ha; Bắc Giang 17.138ha; Hưng Yên 12.119ha; Hải Dương 18.500ha; Hà Nam 7.928ha; Lạng Sơn 4.495ha; Bắc Ninh 1.513ha; Vĩnh Phúc 10.284ha, Thái Nguyên 3.000, Yên Bái 2.559ha,...);
+ 30.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 2.614ha; Nam Định 509ha; Thái Bình 3.345ha; Hà Nội 4.046ha; Hải Dương 3.000ha; Hoà Bình 6.728ha; Lạng Sơn 1.393ha,...);
+ 16.243 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng 2.550ha; Hà Nội 3.924ha; Bắc Giang 1.927ha; Thái Bình 1.385ha; Hưng Yên 1.841ha; Hải Dương 3.000ha,...);
+ 1.610 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (tập trung Quảng Ninh 1.000, Hải Dương 300,...).
+ 1.313 con gia súc, 793.755 con gia cầm bị chết (tập trung ở Hải Dương 320.000, Hải Phòng 345.610 gia cầm).
- Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng: 12 đoạn đường dây 500kV, 36 đường dây 220kV, 173 đường dây 110kV bị sự cố và 5.305 cột điện bị gãy đổ;
- Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 101.344 nhà ở bị hư hỏng (tập trung Quảng Ninh 70.584, Hải Phòng 13.927, Bắc Ninh 3.450, Lạng Sơn 2.972, Bắc Giang 2.560, Yên Bái 1.754,...); nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,…
- Về nhà bị ngập: 40.125 nhà bị ngập (Lào Cai: 4.616; Yên Bái: 18.697; Thái Nguyên: 5.000; Hà Giang: 570; Bắc Kạn: 319, Phú Thọ: 3.585; Lạng Sơn: 6.614; Cao Bằng: 579; Hà Nội: 145; Thanh Hóa: 138).
Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại.
VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
- Ngày 09/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
- Chiều ngày 09/9/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất.
- Ngày 10/09/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
- Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì họp trực tuyến và trực tiếp với các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3.
- Ngày 10/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái.
- Ngày 10/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó khắc phục mưa lũ ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng.
- Ngày 10/9/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị đã tới hiện trường, phối hợp với tỉnh Sơn La chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
- Ngày 10/9/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã tới hiện trường, phối hợp với tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
- Ngày 08-11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành 11 Công điện và 11 văn bản về việc vận hành và đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành các hồ thuỷ điện.
- Ngày 08-09/9, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã ban hành 03 văn bản số 890/ĐĐ-QLĐĐ, số 891/ĐĐ-QLĐĐ, số 895/ĐĐ-QLĐĐ về việc ứng phó với mưa lũ do bão số 3 để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
- Theo chức năng, nhiệm vụ, các Bộ, ngành địa phương đã ban hành công điện; tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, chỉ đạo tại cơ sở, các trọng điểm xung yếu.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an huy động 48.485 cán bộ, chiến sỹ và 1.018 phương tiện tham gia hỗ trợ các địa phương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ.
- Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tăng cường công tác trực ban 24/24h; tham mưu chỉ đạo, triển khai ứng phó với mưa lũ; tổ chức gửi khẩn cấp 9,3 triệu tin nhắn “Tin lũ khẩn cấp” cho các khu vực có nguy cơ cao cho người dân 14 tỉnh/TP và 7,2 triệu tin nhắn “Khuyến cáo an toàn trước lũ quét, sạt lở đất” cho người dân 17 tỉnh/Tp.
- Các Cục Thủy lợi, Thủy sản, Trồng trọt đã đi kiểm tra thực tế, hướng dẫn các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu do bão, mưa lũ.
VII. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ.
2. Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
3. Tổ chức trực ban (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.
Tải file tại đây
[1] Mực nước quy định tại bảng 3, Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.