BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 10/8/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
- Tin dự báo nắng nóng ở Trung Bộ
Ngày 11/8, Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-38 độ, có nơi trên 38 độ. Ngày 12/8, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.
- Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ; tin mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực Thanh Hóa và Nghệ An
Từ ngày 11/8 đến đêm 12/8, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa 60-120mm, cục bộ có nơi trên 250mm. Chiều tối và đêm ngày 11/8 ở Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Cảnh báo: Ngày và đêm 13/8, ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, cục bộ có nơi trên 180mm. Mưa lớn có khả năng kéo dài.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1
- Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/09/8-19h/10/8): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hua Bum (Lai Châu) 42mm; Ẳng Nưa (Điện Biên) 38mm; Ngọk Tụ (Kon Tum) 35mm; Lộc Thạnh (Bình Phước) 38mm; Tam Thôn Hiệp (TP. HCM) 48mm; Mỹ Tho (Tiền Giang) 35mm.
- Mưa đêm (19h/10/8-07h/11/8): Khu vực Bắc Bộ có mưa, lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Tri Phương (Cao Bằng) 90mm; Minh Sơn (Hà Giang) 87mm; Làng Cang (Yên Bái) 96mm; Kỳ Lâm (Tuyên Quang) 92mm; Bằng Thành (Bắc Kạn) 86mm; Tràng Xá (Thái Nguyên) 103mm.
- Mưa 03 ngày (19h/07/8-19h/10/8): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Pa Ủ (Lai Châu) 108mm; Long Sơn (Quảng Ngãi) 105mm; Buôn Nung (Gia Lai) 108mm; Đức Phú (Bình Thuận) 129mm; Bù Đốp (Bình Phước) 94mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
- Tình hình lũ trên một số sông khu vực Bắc Bộ
Mực nước lúc 07h00 ngày 11/8 trên một số sông như sau:
- Sông Hồng tại trạm Hà Nội là 6,46m; sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 2,43m.
- Sông Trà Lý tại trạm Quyết Chiến là 3,13m trên BĐ1 là 0,43m.
Từ ngày 11-15/8/2024, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện 01 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-4m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông suối nhỏ có khả năng đạt mức BĐ1- BĐ2, thượng lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình có khả năng đạt mức BĐ1.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 1.
- Mực nước các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.
- Mực nước các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm. Đến ngày 14/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,05m, tại Châu Đốc ở mức 2,08m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
- Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
H max trước lũ (m)
(từ 20/7 ÷ 21/8)
|
Sơn La
|
7h
|
10/8
|
198,11
|
119,25
|
3.269
|
4.444
|
197,3
|
11/8
|
197.89
|
115,21
|
3.586
|
437
|
Hòa Bình
|
7h
|
10/8
|
105,97
|
15,43
|
5.838
|
8.670
|
101,0
|
11/8
|
104,42
|
15,38
|
4.015
|
8.552
|
Tuyên Quang
|
7h
|
10/8
|
105,21
|
49,70
|
774
|
442,25
|
105,2
|
11/8
|
105,60
|
47,68
|
1.166
|
3,10
|
Thác Bà
|
7h
|
10/8
|
56,40
|
23,21
|
296
|
284
|
56,0
|
11/8
|
56,46
|
22,65
|
370
|
180
|
Hồ thuỷ điện Hoà Bình đang mở 04 cửa xả đáy.
- Tình hình đê điều
Về sự cố lún sụt mặt đê tại K17+350 (vị trí cống tiêu Gò Sành) ngày 08/8/2024 trên tuyến đê hữu Cầu (đê cấp III), huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội:
Ngày 09/8/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có công văn số 788/ĐĐ-QLĐĐ đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khẩn trương đào, đắp lấp, hoành triệt cống Gò Sành, hoàn thành trước ngày 11/8/2024 để đảm bảo an toàn chống lũ của tuyến đê hữu Cầu.
Ngày 10/8, Cục đã cử đoàn công tác trực tiếp đến hiện trường để phối hợp chính quyền địa phương chỉ đạo công tác xử lý sự cố, đảm bảo an toàn cho tuyến đê. Tính đến 07h/11/8, đã đào móng, phá dỡ cống cũ và đắp đất lấp hoành triệt cống đến cao trình mặt đê +10,50m, đảm bảo cao trình chống lũ.
IV. TIN ĐỘNG ĐẤT
Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, vào hồi 20h10’ ngày 10/8, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra một trận động đất có độ lớn 3,3 (vị trí có tọa độ 14,865 độ vĩ Bắc, 108,320 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.
V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh của VPTT BCH PCTT&TKCN tỉnh Sơn La, vào khoảng 04h00 sáng 10/8/2024, trên địa bàn bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên đã xảy ra sạt lở đất đã làm 01 người chết, 02 người bị thương; 02 cơ sở homestay bị thiệt hại, 10 nhà ở bị ảnh hưởng; Tỉnh lộ 112 bị sạt lở tại Km13+600 với khối lượng đất đá khoảng 50.000 m3 gây ách tắc giao thông.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và thông tuyến giao thông.
VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
- Trung ương
- Ngày 04/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 75/CĐ-TTg về việc yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành:
+ Văn bản số 5866/BNN-ĐĐ ngày 09/8/2024 về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Bắc Bộ.
+ Công điện số 5874/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 10/8/2024 về việc đóng 01 cửa xả đáy còn lại hồ thuỷ điện Sơn La và văn bản số 5875/BNN-ĐĐ ngày 10/8/2024 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thuỷ điện Sơn La.
- Địa phương
- Thành phố Hà Nội triển khai công văn số 788/ĐĐ-QLĐĐ ngày 09/8/2024 của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai về việc khẩn trương xử lý sự cố sụt mặt đê hữu Cầu tại K17+350 (khu vực cống Gò Sành) huyện Sóc Sơn. Đến sáng ngày 11/8, đã đào móng, phá dỡ cống cũ và đắp đất lấp hoành triệt cống đến cao trình mặt đê +10,50m, đảm bảo cao trình chống lũ.
- 09 tỉnh, thành phố[1] khu vực Bắc Bộ đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai ứng phó với mưa lớn theo văn bản số 5866/BNN-ĐĐ ngày 09/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Các tỉnh, thành phố hạ du sông Hồng, sông Thái Bình triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo để triển khai các biện pháp ứng phó; huy động lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Các Bộ ngành, địa phương triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 04/8/2024 về việc chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
- Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ chủ động triển khai ứng phó với mưa lớn theo văn bản số 5866/BNN-ĐĐ ngày 09/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó tập trung:
- Huy động mọi lực lượng khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ.
- Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy; tổ chức di dời, sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tuần tra, canh gác, kịp thời phát hiện, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
- Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
- Chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của mưa lớn đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
- Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy; tổ chức di dời, sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; tuần tra canh gác, kịp thời phát hiện sự cố về đê điều.
- Các tỉnh hạ du sông Hồng, sông Thái Bình triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình; giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân.
5. Tổ chức trực ban (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.
Tải file đính kèm.