Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 09/10/2021



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 09/10/2021

Trên cơ sở báo cáo của các bộ phận trực[1], Văn phòng thường trực báo cáo công tác trực ban ngày 09/10 như sau:

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Diễn biến bão số 7:

Chiều ngày 05/10, vùng áp thấp trên biển Đông mạnh lên thành ATNĐ (dự báo ảnh hưởng từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi);

Đến đêm 07/10, rạng sáng 08/10, ATNĐ mạnh lên thành bão trên khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa; đạt cường độ mạnh nhất cấp mạnh nhất cấp 8, 9, giật cấp 11 trong chiều tối ngày 08/10.

Hồi 09h00 ngày 10/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, cách Thái Bình – Nam Định 150km; sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.

Trưa ngày 10/10, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, suy yếu dần thành ATNĐ; đến chiều ngày 10/10, đổ bộ vào khu vực Thái Bình – Thanh Hóa với sức gió cấp 6, giật cấp 8.

Thủy triều: Triều thấp đạt 2,3m tại trạm Hòn Dấu (Hải Phòng) vào trưa đến tối ngày hôm nay (ngày 10/10).

Gió thực đo: Lúc 09h00 ngày 10/10, tại Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) cấp 8, Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 8, Móng Cái (Quảng Ninh) cấp 7, khu vực ven biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa có gió cấp 3-4.

Ngoài ra, trên khu vực ngoài khơi phía Bắc Philippin đã xuất hiện cơn bão Kompasu; khoảng đêm 11/10 đến sáng 12/10 đi vào Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 8. Dự báo, đây là một cơn bão mạnh khi ở trên biển (cấp 10-11), di chuyển nhanh (25km/h) và có khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ trong khoảng ngày 13-14/10 và có thể gây ra một đợt mưa lớn cho các khu vực này trong giai đoạn 13-15/10. Sau đó, ngày 16-17/10 sẽ xuất hiện một ATNĐ hoặc bão khác trên Biển Đông.

2. Tình hình mưa:

Mưa từ ngày 09/10 đến 9h/10/10: Khu vực ven biển Bắc Bộ có mưa 40-80mm; một số trạm có mưa lớn như: Cô Tô (Quảng Ninh) 111mm, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 86mm.

Dự báo:

- Từ ngày 10-11/10, Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa phổ biến 150-200mm, có nơi trên 250mm; Tây Bắc Bộ có mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm;

- Từ ngày 10-12/10, Nghệ An – Quảng Bình có mưa phổ biến 100-150mm, có nơi trên 150mm.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Về tàu cá:

- Đã kiểm đếm, hướng dẫn, đảm bảo an toàn 61.468 phương tiện/278.639LĐ từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa (33.387 tàu/113.156 người từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh).

- Tai nạn tàu thuyền: Hồi 5h00 ngày 09/10, 01 tàu/09 LĐ của Thái Bình (TB21105TS do Ngô Văn Doanh sinh năm 1970 làm thuyền trưởng) bị chìm cách cửa sông Trà Lý 300m làm 01 người chết; Bộ đội Biên phòng tỉnh đã điều 02 phương tiện cứu được 08 người còn lại.

2. Tình hình cấm biển: 08 tỉnh, TP từ Quảng Ninh - Nghệ An đã cấm biển.

3. Tình hình nuôi trồng thủy sản từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh:

- Diện tích NTTS trên biển và ven biển: 127.130ha (các tỉnh có diện tích lớn: Quảng Ninh 21.564 ha; Thanh Hóa: 18.843ha, Nghệ An: 21.500ha).

- Số lồng bè: 19.647 lồng, bè (các tỉnh có số lượng lớn: Quảng Ninh: 11.600;  Thanh Hóa: 3.384, Nghệ An: 2.100).

- Số chòi canh: 3.905 chòi (các tỉnh có số lượng lớn: Thái Bình: 1.024; Nam Định 1.570).

Các tỉnh đã tổ chức chằng chống, gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản và sơ tán người dân đến nơi an toàn.

III. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Đến ngày 10/10, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã thu hoạch 443.000/624.422 ha lúa, hiện còn 54.000 ha đã đến thời kỳ thu hoạch. Hiện các tỉnh tiếp tục chỉ đạo thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

IV. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

Hệ thống đê biển, đê cửa sông các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận có tổng chiều dài 1.657km (888,4km đê biển; 769,10km đê cửa sông), trong đó từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có tổng chiều dài 950km (436km đê biển, 514km đê cửa sông).

Hiện có 33 trọng điểm, vị trí xung yếu và 07 công trình đê, kè biển, cửa sông đang thi công dở dang. Các vị trí trực diện biển cần quan tâm như: đê biển Hải Hậu, kè Thịnh Long, tỉnh Nam Định; đê biển Bình Minh 4, tỉnh Ninh Bình; đê biển Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; đê cửa sông tả Thái, tỉnh Nghệ An, đặc biệt là đê biển Bình Minh 4, tỉnh Ninh Bình.

V. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

1. Hồ thủy điện: các hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên đạt khoảng 20-90% dung tích thiết kế; hiện có 43 hồ trên các lưu vực hiện nay đang xả tràn[2]. Các hồ trước khi xả lũ đều có thông báo việc xả lũ theo đúng quy trình. Một số hồ thủy điện đã đầy như: Chi Khê; A Lưới; An Khê; Sê San 4A; Đồng Nai 2; Srok Phu Miêng.

2. Hồ chứa thủy lợi:

Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:

- Tích nước: Bắc Bộ 40-100% dung tích thiết kế; Bắc Trung Bộ 39-82% dung tích thiết kế; các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh: 1.720/2.182 hồ đã đầy nước (Quảng Ninh: 23/146 hồ; Ninh Bình: 35/42 hồ; Thanh Hóa: 370/610 hồ; Nghệ An: 1.031/1.061 hồ; Hà Tĩnh: 261/323 hồ).

- Đang thi công: 173 hồ miền núi phía Bắc đến Hà Tĩnh, cụ thể: Hà Giang 14, Tuyên Quang 13, Yên Bái 7, Điện Biên 1, Bắc Cạn 5, Thái Nguyên 13, Lạng Sơn 13, Bắc Giang 10, Sơn La 2, Phú Thọ 3, Hòa Bình 22, Quảng Ninh 7, Ninh Bình 3, Thanh Hóa 17, Nghệ An 29, Hà Tĩnh 14.

VI. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI BAN ĐẦU

- Tỉnh Quảng Nam: 01 người chết do bị lũ cuốn trôi (bà Hồ Thị Chín, sinh năm 1956 ở xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; 25ha hoa màu bị ngập úng, 07 gia súc bị lũ cuốn trôi (ngày 08/10).

- Tỉnh Thái Bình: Hồi 5h00 ngày 09/10, 01 tàu/09 LĐ của Thái Bình bị chìm cách cửa sông Trà Lý 300m làm 01 người chết; đã cứu được 08 người còn lại.

VII. KẾ HOẠCH SƠ TÁN DÂN

Các khu dân cư ven biển, khu vực trũng thấp, cửa sông, ngoài bãi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân tình huống bão mạnh đổ bộ (Quảng Ninh đến Hà Tĩnh: 41.315 hộ/151.422 người; Quảng Bình - Phú Yên: 71.605 hộ/256.405 người)[3].

Đã rà soát các đối tượng trong diện F0, F1 để có phương án cách ly, sơ tán riêng cũng như biện pháp y tế phù hợp để an toàn dịch bệnh (Hiện có 2.912 đối tượng F0, F1/03 tỉnh phía Bắc[4]).

VIII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương:

a) Văn bản chỉ đạo:

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện số 1311/CĐ-TTg ngày 6/10/2021 chỉ đạo các Bộ ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh/TP từ Thanh Hóa đến Phú Yên, khu vực Tây Nguyên để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo ban hành:

+ 02 văn bản (ngày 01/10 và ngày 04/10), 01 công điện (số 13/CĐ-TW ngày 05/10/2021) chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão trên biển Đông;

+ Văn bản (ngày 06/10) gửi Đài truyền hình Việt Nam tăng cường thông tin tuyên truyền ứng phó với thiên tai;

+ Văn bản (ngày 08/10) gửi tỉnh Nam Trung Bộ điều chỉnh công tác ứng phó với bão số 7 và mưa lũ;

+ 02 văn bản (ngày 04/10 và ngày 09/10) gửi Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia đề nghị dự báo chi tiết và nhận định tình hình bão, mưa lũ, nhất là diễn biến mưa lũ 10 ngày tới.

b) Họp chỉ đạo ứng phó:

- Chiều ngày 09/10, Bộ trưởng – Phó TBTT đã chủ trì họp với 08 tỉnh, TP ven biển từ Quảng Ninh – Hà Tĩnh để chỉ đạo ứng phó với bão.

- Thường trực Ban Chỉ đạo đã chủ trì 02 cuộc họp trực tuyến với các tỉnh/TP ven biển để ứng phó với bão, mưa lũ (chiều ngày 07/10 với 11 tỉnh, TP ven biển từ Thanh Hóa - Phú Yên; chiều ngày 08/10 với 09 tỉnh, TP ven biển từ Quảng Ninh - Quảng Bình).

c) Tăng cường công tác trực ban theo dõi, giám sát diễn biến và tham mưu chỉ đạo:

- Tăng cường lực lượng trực ban 24/24h phòng, chống bão, mưa lũ.

- Theo dõi sát diễn biến bão, mưa lũ từ Trung tâm DBKTTVQG, hệ thống giám sát chuyên dùng của Ban Chỉ đạo, tham khảo các đài quốc tế, khu vực.

- Thường xuyên đôn đốc các địa phương, nắm bắt tình hình diễn biến thực tế và công tác triển khai ứng phó.

- Hàng ngày báo cáo Phó Thủ tướng – Trưởng ban và lãnh đạo Ban Chỉ đạo về tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo ứng phó.

- Tổ chức nhắn tin trên hệ thống zalo đến 25 triệu thuê bao vùng ảnh hưởng của thiên tai.

- Tổ chức tính toán, bổ sung các kịch bản mưa lớn để chủ động tham mưu vận hành các liên hồ chứa trên 09 lưu vực miền Trung và Tây Nguyên.

d) Các Bộ ngành:

- Ủy ban Quốc gia TKCN, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng sẵn sàng ứng phó và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo bão, mưa lũ phục vụ công tác chỉ đạo; nhận định tình hình bão, mưa lũ diễn biến phức tạp trong 10 ngày tới.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền, nuôi trồng thủy sản, đê điều, hồ chứa và thu hoạch lúa đã đến thời kỳ thu hoạch.

- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bão, mưa lũ trong bối cảnh dịch bệnh Covid; tổ chức kiểm đếm, cảnh báo tàu thuyền vận tải; phương án đảm bảo an toàn đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

- Bộ Công Thương chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; phương án cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu khu vực nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ; phương án đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện.

- Bộ Công An chỉ đạo một số đơn vị chuyên trách và công an các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh sẵn sàng ứng phó với bão số 7.

- Bộ đội Biên phòng kêu gọi, kiểm đếm tàu thuyền; tổ chức bắn pháo hiệu từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa (tối ngày 06/10 bắn pháo hiệu 24 điều từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa; từ tối 07-09/10 tổ chức bắn pháo hiệu tại 19 điểm từ Quảng Ninh đến Quảng Bình.

- Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng đưa tin về diễn biến bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó.

2. Địa phương:

- Các tỉnh/thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ; triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo;

- Đôn đốc, kiểm tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy; kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền; bảo đảm an toàn công trình đang thi công; chuẩn bị sẵn sàng phương án di dân trong bối cảnh dịch Covid-19.

- Họp, phân công thành viên BCH đi kiểm tra các vị trí xung yếu, chỉ đạo thu hoạch lúa, thủy sản,...

- Chỉ đạo quản lý đảm bảo an toàn về người, tàu thuyền;

- Bảo đảm an toàn công trình đê điều, hồ chứa, công trình xung yếu, đang thi công; chủ động tiêu nước đệm và triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất.

IX. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Trước diễn biến bão số 7 và các đợt bão, lũ dồn dập, kéo dài trong thời gian tới, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các nguy cơ rủi ro thiên tai về an toàn đê điều, hồ chứa, diện tích lúa đã đến thời kỳ thu hoạch, tàu thuyền hầu hết đã về bến, để đảm bảo an toàn, tránh chủ quan và điều chỉnh linh hoạt các hoạt động sản xuất cho phù hợp trong 10 ngày tới, cần tập trung các công việc sau:

1. Theo dõi sát diễn biến thiên tai, thời tiết, Ban chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương xây dựng kịch bản ứng phó với bão, lũ trong 10 ngày tới.

2. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thông tin sớm về cơn bão, mưa lũ, xác định khu vực nguy hiểm trên biển để hướng dẫn tàu thuyền.

3. Chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đề phòng tình huống bị chia cắt.

4. Rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ chứa, khu vực khai thác khoáng sản; các trang trại chăn nuôi tập trung.

5. Dừng các công trình đang thi công để đảm bảo an toàn về người và phương tiện.

6. Tăng cường thông tin, truyền thông đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động ứng phó bão và dịch Covid-19.

7. Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN sẵn sàng lực lượng, phương tiện; nghiên cứu, điều động 01 tàu SAR thường trực tại khu vực Cửa Lò (Nghệ An) để sẵn sàng tìm cứu nạn khi có yêu cầu.

8. Một số nội dung cụ thể theo vùng miền:

8.1 Trên biển, ven biển: Tập trung chỉ đạo ứng phó với bão.

  • Thông tin, hướng dẫn tàu thuyền không ra khơi hoặc có kế hoạch sản xuất phù hợp; kiểm soát không để người dân trở lại khu NTTS vào ban đêm sau khi đã sơ tán.
  • Bảo vệ hệ thống đê biển xung yếu, khu vực sạt lở.

8.2 Khu vực đồng bằng: Tập trung ứng phó với mưa lũ lớn.

  • Đảm bảo an toàn dịch Covid-19 và sơ tán dân theo hướng xen ghép tại chỗ.
  • Tiêu nước đệm, sẵn sàng vận hành hệ thống bơm tiêu bảo vệ sản xuất và chống ngập tại các đô thị.
  • Huy động lực lượng hỗ trợ người dân thu hoạch diện tích lúa đã chín, sản xuất vụ Đông.
  • Đảm bảo an toàn giao thông; thông tin cho người dân di chuyển từ phía Nam ra Bắc đảm bảo an toàn chống dịch Covid-19 biết thông tin về tình hình mưa lũ để chủ động ứng phó; các địa phương có phương án hỗ trợ người dân ăn nghỉ và trú tránh khi có yêu cầu.

8.3 Khu vực miền núi: Tập trung ứng phó lũ quét, sạt lở đất.

  • Rà soát, sẵn sàng di dời các hộ dân vùng nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét.
  • Bố trí lực lượng ứng trực, sẵn sàng vận hành các hồ chứa, nhất là các hồ đã đầy nước, đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

Triển khai lực lượng xung kích cơ sở ứng phó với mưa lũ, nhất là với việc khơi thông dòng chảy khu vực bị tắc nghẽn./.

 

 

[1] Trực tổng hợp và 06 bộ phận trực: Trực điều hành liên hồ chứa; Trực đê điều; Trực cung cấp thông tin thiên tai quốc tế; Trực cơ sở dữ liệu; Trực thông tin, truyền thông; Trực hành chính, văn thư, hậu cần.

[2] (Qxả tràn/Qđến)  Mường Hung: 22/43; Nậm Tha 5: 8/9; Nậm Tha 6: 9/10; Nho Quế 3: 9/90; A Lưới: 28/71; Đa krông 1: 139/172; Hủa Na: 8/74; Đăk Mi 3: 76/109; Đăk Mi 4A: 144/224;  Đăk Mi 4C: 13/106; Sông Ba Hạ: 50/450; Sông Bung 2: 27/52; Sông Bung 4: 98/218; Sông Bung 4A: 44/208; Sông Bung 5: 60/276; Sông Bung 6: 11/279; Sông Côn 2 (b1): 16/25;  Sông Côn 2 (b2): 59/87;  Sông Tranh 2: 6/177; Za Hưng: 131/179; An Khê: 30/81; Ayun Trung: 10/44; Bảo Lộc: 117/159; Chư Prông: 20/29; Đa Dâng 2: 24/71; Đa M’Bri: 7/29; Đăk Nông 1: 7/17; Đăk Nông 2: 20/38; Đăk Pi Hao1: 9/15; Đăk Sin1: 6/18; Đăk Srông 3B: 197/326; Đăk R’Tih (b1): 46/117; Đăk T’ih (b2): 40/93; Đăk srông 3A: 214/324; Đồng Nai 2: 10/104; Ia Đrăng 3: 6/41; Ia Grai 2: 58/100; Ia Grai 3: 60/110; Ialy: 82/486; Plei Krông: 102/306; Quảng Tín: 7/15; Sê San 3: 16/502; Sê San 4: 112/772.

[3] Quảng Ninh 1946 hộ/6.048 người; Hải Phòng 3.054 hộ/10.716 người; Thái Bình 11.501 hộ/25.567 người; Nam Định 16.686 hộ/50.176 người; Ninh Bình 954 hộ/1.576 người; Thanh Hóa 6.516 hộ/29.316; Nghệ An 18.200 dân, Hà Tĩnh 658 hộ/9.823 dân.

[4]Thanh Hóa 1.023 ca; Nghệ An 1.866 ca; Hà Tĩnh 23 ca.