Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 09/10/2019



Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 09/11/2019

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)

1. Tin bão khẩn cấp (Cơn bão số 6):

Hồi 04h/10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,6 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13;

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9;

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía Bắc vĩ tuyến 11 độ Vĩ Bắc;

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 04 giờ ngày 12/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Bắc Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.  

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

2. Cảnh báo mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt:

- Mưa lớn: Từ ngày 10-12/11, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực: Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Đắc Nông, Lâm Đồng: 100-150mm; Bình Định đến Khánh Hòa: 200-300mm, cục bộ có nơi trên 300mm; khu vực Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc: 100-200mm.

- Lũ: Từ ngày 10-12/11, tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, mực nước các sông ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Nam Phú Yên, Nam Khánh Hòa và Bắc khu vực Tây Nguyên lên mức BĐ1-BĐ2, có sông lên trên BĐ2; các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định, Bắc Phú Yên, Bắc Khánh Hòa lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3.

- Lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt: Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên; riêng các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có nguy cơ xảy ra ngập lụt diện rộng và ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa thủy lợi xung yếu.

3. Tình hình mưa:

- Mưa ngày (từ 19h/08/11-19h/09/11): Các khu vực trên cả nước hầu như không mưa, một số nơi có mưa với lượng mưa lớn hơn 40mm như: Song Tử Tây (Khánh Hòa) 155mm; Mỹ Thanh (Sóc Trăng) 76mm; Thổ Chu (Kiên Giang) 47mm; Năm Căn (Bạc Liêu) 55mm;

- Mưa đêm (Từ 19h/09/11-07h/10/11): Trên cả nước hầu như mưa nhỏ hoặc không mưa, riêng Ninh An (Khánh Hòa) 30mm;

- Mưa 3 ngày (từ 19h/06/11-19h/09/11): Bắc bộ không mưa, Trung bộ và Nam bộ có mưa, lượng mưa phổ biến từ 30 – 80mm, một số nơi có lượng mưa lớn cục bộ như: Song Tử Tây (Khánh Hòa) 357mm; Hàm Tân (Bình Thuận) 207mm; Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) 132mm; Mỹ Thanh (Sóc Trăng) 111mm; Vàm Hao (An Giang) 110mm; Thổ Chu (Kiên Giang) 102mm.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN

Theo Báo cáo nhanh số 419/BC-CQTT ngày 09/11/2019 của Cơ quan thường trực BTL Bộ đội Biên phòng (đến 16h00 ngày 09/11) đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 47.330 phương tiện/243.063 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của Bão, trong đó:

- Hoạt động, neo đậu tại khu vực giữa Biển Đông: 108 tàu/2.729 lao động (các tàu đã nắm được thông tin và đã vào trú tránh tại các đảo hoặc di chuyển xuống phía Nam để tránh bão);

- Hoạt động ven bờ, các vùng biển khác: 5.963 tàu/34.031 lao động;

- Neo đậu tại bến: 41.286 tàu/206.303 lao động;

- Đã thông báo, hướng dẫn di chuyển, gia cố và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho 123.729 lồng bè nuôi trồng thủy sản/9.566 lao động (Phú Yên: 117.192 lồng, bè/3.858 người; Khánh Hòa 1.503 lồng, bè/2.441 người, Ninh Thuận 3.663 lồng, bè/524 người, Bình Thuận 93 lồng, bè/268 người; Bà Rịa Vũng Tàu 1278 lồng, bè/2.475 người).

        III. HỒ CHỨA

1. Hồ chứa thủy lợi:

- Khu vực Bắc Bộ dung tích bình quân đạt từ 75-95%, hiện đang còn 81 hồ chứa bị hư hỏng và 42 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp;

- Khu vực Bắc Trung Bộ dung tích bình quân đạt từ 70%-85%, hồ Cửa Đạt xả 57 m3/s. Hiện còn 53 hồ chứa bị hư hỏng và 20 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp;

- Khu vực Nam Trung Bộ còn ở mức thấp, dung tích bình quân đạt từ 55%-75%, Có 6 hồ đang xả: Vĩnh Trinh xả 5m3/s (Quảng Nam); Định Bình xả 30 m3/s, Cẩn Hậu xả 5 m3/s (Bình Định); Đồng Tròn xả 10 m3/s, Phú Xuân xả 10 m3/s, Suối Vực xả 5 m3/s (Phú Yên). Hiện còn 24 hồ chứa bị hư hỏng và 34 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp;

- Khu vực Tây Nguyên dung tích bình quân đạt từ 80%-90%, có 5 hồ đang xả:  Đắk Uy xả 15 m3/s (Kon Tum); Ayun Hạ 50 m3/s, Ia MLá 20 m3/s (Gia Lai); Ea Soup Thượng xả 15 m3/s, Krông Buk Hạ xả 15 m3/s (Đắk Lắk). Hiện còn 41 hồ chứa bị hư hỏng và 23 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp;

- Khu vực Nam Trung Bộ dung tích phổ biến đạt từ 65-85%; hiện có 05 hồ chứa bị hưa hỏng và 04 hồ đang sửa chữa.

2. Hồ chứa thủy điện:

Các hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung, Đông Nam Bộ đang ở mức thấp, riêng đối với các hồ khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai đang ở mức cao; 02 hồ chứa đang xả tràn: Sông Ba Hạ (100 m3/s; Sông Bung 6: 89 m3/s).

IV. Tình hình đê điều

- Khắc phục sự cố đê, kè biển do ảnh hưởng của bão số 5:

+ Sự cố sạt lở 200m kè biển Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định: UBND tỉnh đã huy động lực lượng tiến hành đắp bao cát, gia cố tạm đoạn kè bị sạt lở, hư hỏng;

+ Sự cố sạt mái tuyến đê Đông, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trên chiều dài 127m: Địa phương đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự cố;

- Các trọng điểm đê kè biển xung yếu: cần quan tâm 11 vị trí (Quảng Nam: 02, Quảng Ngãi: 02, Bình Định: 02, Khánh Hòa: 03, Ninh Thuận: 02);

- Công trình đang thi công: 02 tuyến kè biển (Quảng Ngãi: 01, Ninh Thuận: 01). 

V. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

        Diện tích lúa chưa thu hoạch trong vùng ảnh hưởng:

- Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ: diện tích lúa chưa thu hoạch 56.482 ha;

- Các tỉnh vùng Tây Nguyên: diện tích lúa chưa thu hoạch 19.793 ha.

VI. CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO SỐ 5

- Ngày 06/11/2019, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phối hợp với UNDP cử đoàn công tác đánh giá thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 5 tại các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định;

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi đề nghị Ban chỉ đạo TWPCTT xem xét hỗ trợ vật tư xử lý các điểm sạt lở nguy hiểm do bão số 5;

-  Các địa phương tiếp tục tổ chức khắc phục bão số 5 và triển khai chuẩn bị ứng phó với bão số 6.

VII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, ỨNG PHÓ BÃO SỐ 6

1. Trung ương:

- Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1512/CĐ-TTg ngày 08/11/2019 chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương ứng phó khẩn cấp với bão số 6;

- Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức 03 Đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với bão số 6:

+ Ngày 09/11, Đoàn do Phó Thủ tướng – Trưởng ban Trịnh Đình Dũng đi kiểm tra tại kè Nhơn Hải và cảng Quy Nhơn, Bình Định và Đoàn do Bộ trưởng – Phó Trưởng ban thường trực Nguyễn Xuân Cường đi kiểm tra tại Quảng Ngãi;

+ Ngày 10/11, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp sẽ đi kiểm tra tại Phú Yên và Khánh Hòa;

- Bộ Ngoại giao đã có công hàm đề nghị một số nước, vùng lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền Việt Nam được trú, tránh và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu;

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tiếp tục thông báo và kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển;

- Các Bộ Quốc Phòng, Giao thông vận tải, Công thương, Bộ NN và PTNT đã ban hành Công điện và văn bản chỉ đạo ứng phó với bão số 6; Bộ Quốc phòng, Ủy ban Quốc gia ƯPSC&TKCN đã huy động hơn 250.000 cán bộ chiến sỹ, 2.300 phương tiện trực sẵn sàng ứng phó;

- Trung tâm DBKTTV Quốc gia theo dõi sát tình hình, thường xuyên cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo bão;

- Đài THVN, Đài TNVN, các cơ quan thông tấn, báo chí ở TW và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông;

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT:

+ Đã có công văn số 567/TWPCTT-VP ngày 09/11/2019 gửi Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao đề nghị can thiệp hỗ trợ hậu cần cho 05 tàu cá Quãng Ngãi đang trú tránh bão số 6 ở Phi-líp-pin; Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi nước bạn đề nghị hỗ trợ các tàu cá nêu trên.

+ Theo dõi diễn biến của bão và công tác ứng phó của các địa phương; tăng cường công tác trực ban, tham gia các đoàn công tác chỉ đạo trực tiếp tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão.

2. Địa phương:

BCH PCTT&TKCN các tỉnh ven biển từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 1512/CĐ-TTg ngày 08/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, triển khai các biện pháp ứng phó;

- Tổ chức thông báo, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền tránh bão;

- Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công điện chỉ đạo ứng phó bão;

- Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận đã ban hành lệnh cấm ra khơi từ ngày 07-09/11; tỉnh Khánh Hòa đã có kế hoạch cấm ra khơi vào ngày 10/11;

- Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có kế hoạch cho học sinh nghỉ học vào ngày 11/11;

- Các địa phương đã lên kế hoạch di dời tổng cộng 44.503 hộ/ 181.188 người tại các khu vực nguy hiểm ven biển, trên đảo, các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất (Quảng Ngãi: 13.227 hộ/ 47.883 người; Bình Định: 14.456 hộ/ 68.006 người; Phú Yên: 8.904 hộ/ 31.601 người; Khánh Hòa: 7.916 hộ/ 33.698 người);

Đến 6h sáng nay tỉnh Phú Yên đã di dời 152 hộ/693 người ở khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở đến nơi trú tránh an toàn, chằng chéo 752 phương tiện và 200 nhà dân, 04 trường học; đưa 155 thuyền máy lên bờ; tỉnh Bình Định sơ tán dân khu vực trọng điểm, đặc biệt các hộ dân tại khu vực kè Nhơn Hải.

VIII. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TẬP TRUNG TRIỂN KHAI     

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 1512/CĐ-TTg ngày 08/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, một số nội dung cụ thể:

- Khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả do bão số 5 để sẵn sàng ứng phó với bão số 6;

- Theo dõi sát tình hình mưa, bão và sẵn sàng triển khai ứng phó khi có mưa lũ lớn;

- Di dời, sơ tán khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực ven biển, cửa sông, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm;

- Kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, lồng bè thủy sản tại các khu neo đậu, tránh trú (kể cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch); chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực thường xảy ra sự cố;

- Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản; các hoạt động du lịch, thăm dò, khai thác khoáng sản;

- Tổ chức kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, đặc biệt là các công trình hư hỏng, đang thi công và các hồ đã đầy nước, hồ nhỏ;

- Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là trên các tuyến đường ven biển, các cầu vượt biển, khu vực qua các ngầm tràn, khu vực bị ngập sâu; các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở để sẵn sàng khắc phục ngay khi có sự cố;

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, đưa tin kịp thời diễn biến của bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng tránh;

- Dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với bão./.

 

Tải file đính kèm