BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 08/4/2023
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin gió mạnh, sóng lớn trên biển
Ngày 09/4, vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8, sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động. Khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Đông Bắc cấp 5-6, giật cấp 7, sóng biển cao 2-3m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
2. Tin nắng nóng ở khu vực Nam Bộ
Ngày 09/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng, từ ngày 10/4 nắng nóng diện rộng còn xảy ra ở miền Đông Nam Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-360C, có nơi trên 360C.
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/07/4-19h/08/4): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa nhỏ hoặc không mưa.
- Mưa đêm (19h/08/4-07h/09/4): Các khu vực trên cả nước mưa nhỏ hoặc không mưa.
- Mưa 3 ngày (19h/05/4-19h/08/4): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 40mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Bắc Hà (Lào Cai) 54mm; Ia Broãi (Gia Lai) 50mm; Lâm Hà (Lâm Đồng) 47mm.
II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ
- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: Độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông khoảng 50-55km.
- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất trên sông Tiền, sông Hậu từ 35-45km.
Dự báo: Từ nay đến 10/4/2023, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thể giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 4/2022.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn: Cấp 1-2.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ
1. Trung ương
Văn phòng thường trực tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Địa phương
Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, xâm nhập mặn và gió mạnh trên biển.
IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, không khí lạnh, nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, xâm nhập mặn và gió mạnh trên biển để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.
Tải file đính kèm