Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 08/4/2020



I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)

  1. Tin cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá ở Tây Nguyên và Nam Bộ:

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, ngày 09/4, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng xuất hiện mưa rào và dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh vào chiều tối và đêm.

Cấp độ rủi ro thiên tai (RRTT) do lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

  1. Tình hình mưa

- Mưa ngày 08/4: Khu vự Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, rải rác mưa vừa, lượng mưa phổ biến từ 10-30mm; các khu vực khác mưa nhỏ hoặc không mưa. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn: Dăk Mốt (Kom Tum) 38mm; Bảo Lộc (Lâm Đồng) 37mm; Thanh Bình (Lâm Đồng) 42mm;

- Mưa đêm (từ 19h/08/4-07h/09/4): Các k.vực trên cả nước mưa nhỏ hoặc không mưa, lượng mưa phổ biến dưới 10mm.

  • Mưa 03 ngày (từ 19h/06/4-19h/08/4): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có tổng lượng mưa phổ biến từ 30-50mm (tập trung chủ yếu vào ngày 05/4 và ngày 07/4); các khu vực khác mưa nhỏ hoặc không mưa. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Sông Mã (Sơn La) 62mm; Bản Yên (Điện Biên) 62 mm; Hương Khê (Hà Tĩnh) 54mm; Đăk Mốt (Kom Tum) 76mm; Liên Khương (Lâm Đồng) 76 mm; Phú Quốc (Kiên Giang) 65,1mm

II. THỦY VĂN:

- Các sông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm; một số sông dao động theo điều tiết hồ chứa hoặc theo triều.

- Các sông Nam Bộ: Mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên theo triều. Đến ngày 11/4, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,25m; tại Châu Đốc ở mức 1,42m.

III. DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Vùng/ cửa sông/ Trạm đo mặn

Độ mặn g/l

Khoảng cách lấn sâu từ cửa biển (Ranh mặn 4g/l)

(km)

Ngày 08/04/2020

So sánh với giá trị cùng thời kỳ

So sánh với giá trị lớn nhất mùa khô   

2015 - 2016

Ngày 08/04/2016

Vùng hai sông Vàm Cỏ

 

 

 

 

 

 

- Vàm Cỏ Tây: Tại Tân An

10,9

8,3

>2,6

11,8

<0,9

127

- Vàm Cỏ Đông: Tại Bến Lức 

13,8

8,8

>5,0

12,9

>0,9

86

Vùng cửa sông Cửu Long

 

 

 

 

 

- Sông cửa Tiểu: Tại Xuân Hòa

8,9

2,9

>6,0

5,4

>3,5

57

- Sông cửa Đại: Tại Giao Hòa

10,9

5,5

>5,4

8,8

>2,1

57

- Sông Hàm Luông: Tại Mỹ Hóa

16,0

8,5

>7,5

12,4

>3,6

78

- Sông Cổ Chiên: Tại Láng Thé 

6,0

5,9

>0,1

12,4

<6,4

40

- Sông Hậu: Tại Cầu Quan

8,2

5,9

>2,3

16,5

<8,3

41

Vùng ven biển Tây trên sông Cái Lớn

 

 

 

 

 

- Sông Cái Lớn: Tại Gò Quao

16,6

14,1

>2,5

22,7

<6,1

62

Nhận định: Xâm nhập mặn có xu thế duy trì/tăng theo triều.

IV. THIỆT HẠI DO THIÊN TAI

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng, vào khoảng 16-20 giờ ngày 07/04/2020 trên địa bàn huyện Đạ Tẻh xảy ra lốc xoáy và giông kéo dài khoảng 20-30 phút, gây thiệt hại 05 căn nhà (01 nhà bị sập, 02 căn hư hỏng nặng và hoàn toàn tốc mái, 02 căn tốc mái > 30%); 02 con bò bị sét đánh chết. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.

Sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã triển khai lực lượng, khắc phục sửa chữa các nhà bị tốc mái.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

     Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/thành phố tổ chức trực ban, chủ động nắm bắt tình hình thời tiết và chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Đề nghị các tỉnh/thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung tại các Công văn số 33/TWPCTT ngày 07/4/2020 của Ban Chỉ đạo TW về PCTT về việc chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh.
  2. Đối với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

- Tiếp tục triển khai thực hiện nội dung tại công văn số 35/TWPCTT ngày 08/4/2020 của Ban Chỉ đạo TW về PCTT về việc chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp với dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

- Đề nghị các địa phương tưới nước tiết kiệm tối đa nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất do ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn; đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.


- Tiếp tục triển khai các phương án ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn./.