BÁO CÁO NHANH
Công tác trực ban ngày 06/11/2020
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
1. Tin cuối cùng về cơn bão số 10 (cơn bão Goni)
Sáng ngày 06/11, sau khi đi vào sát bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 10 đã suy yếu thành một vùng áp thấp; sau đó tiếp tục di chuyển theo hướng Tây và tan dần. Ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đã quan trắc được gió mạnh cấp 7, giật cấp 8.
2. Tin bão trên Biển Đông (cơn bão số 11)
Hồi 04 giờ ngày 07/11, vị trí tâm bão ở khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 119,6 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Tây Nam đảo Đài Loan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 16 giờ ngày 07/11, vị trí tâm bão ở khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 118,1 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng 220km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật trên cấp 11.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 04 giờ ngày 08/11, vị trí tâm bão ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật trên cấp 10.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 19,0 đến 23,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 115,0 đến 120,0 độ Kinh Đông.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/05/11 đến 19h/06/11): Khu vực miền Trung có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 50-150mm; riêng Thừa Thiên Huế đến Bình Định phổ biến 100-250mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Trà My (Quảng Nam) 421mm, Phước Hiệp (Quảng Nam) 274mm, Tam Trà (Quảng Nam) 261mm, TĐ Sông Tranh 3 (Quãng Ngãi) 380mm, Đức Phong (Quảng Ngãi) 319mm, Phổ Phong (Quảng Ngãi) 316 mm, An Chỉ (Quảng Ngãi) 303mm, Vĩnh Sơn (Bình Định) 259mm.
- Mưa đêm (19h/06/11 đến 06h/07/11): khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 30-50mm, một số trạm lớn hơn như: Tà Long (Quảng Trị) 74mm, Triệu Ái (Quảng Trị) 65mm, Hồ A Lá (Thừa Thiên Huế) 65mm, Ba Nam (Quảng Ngãi) 73mm, Thượng Sơn (Bình Định) 92mm, Pờ Ê (Kon Tum) 91mm, An Khê (Gia Lai) 55mm.
4. Tin Động đất
Hồi 06h24’ ngày 07/11, một trận động đất có độ lớn 3,3 xảy ra tại vị trí có tọa độ 20,214 độ VB, 106,987 độ KĐ, cách bờ Biển huyện Tiền Hải khoảng 40km. Cấp độ RRTT: cấp 0.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN, NGẬP LỤT
1. Thủy văn:
a) Diễn biến: Lũ trên thượng nguồn các sông ở Quảng Nam và sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) đã đạt đỉnh và đang xuống, hạ lưu các sông Quảng Nam đang lên. Mực nước lúc 06h ngày 07/11 trên các sông như sau: sông Vu Gia tại Ái Nghĩa 8,27m, trên mức BĐ2 0,27m; sông Thu Bồn tại Câu Lâu 3,22m, trên BĐ2 0,22m; sông Trà Khúc tại Trà Khúc 4,34m (01h/07/11), dưới BĐ2 0,66m.
b) Cảnh báo: Nguy cơ xảy ra sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, các khu đô thị tại Quảng Nam và Quảng Ngãi. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất: Cấp 2.
2. Về ngập lụt:
Tính đến 17h ngày 06/11: Tại Quảng Ngãi có 10 xã thuộc 04 huyện (Nghĩa Hành, Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa) ngập sâu từ 0,3 đến 1,5 m chủ yếu ngập đường giao thông và một số nhà dân vùng trũng, thấp; tại Bình Định: 1.116 nhà bị ngập tại 02 huyện An Lão (42 nhà) và Hoài Ân (1.074 nhà).
Đến 07h ngày 07/11 cơ bản nước đã rút và hết ngập.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA
1. Hồ chứa thủy lợi.
Theo báo của Tổng cục Thủy lợi, đến 17h ngày 6/11/2020, tình hình hồ chứa các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên như sau:
- 10 hồ đang xả tràn trong đó có một số hồ có lưu lượng xả lớn như: hồ Kẻ Gỗ 10m3/s, Ngàn Trươi 85m3/s (Hà Tĩnh); Tả Trạch 100m3/s (Thừa Thiên Huế); Nước Trong 169m3/s, Định Bình 117m3/s (Bình Định); Đắk Uy 23 m3/s (Kon Tum); Ea Soup Thượng 39 m3/s.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: 55 hồ hư hỏng; 41 hồ đang thi công.
- Khu vực Nam Trung Bộ: 26 hồ hư hỏng, 32 hồ đang thi công.
- Khu vực Tây Nguyên: 41 hồ hư hỏng; 43 hồ đang thi công.
2. Hồ chứa thủy điện.
Theo báo cáo của Bộ Công thương: có 207 hồ cập nhật thông tin, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực: Bắc Bộ, Đông Nam Bộ giảm, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung dao động nhẹ, các hồ vận hành bình thường, trong đó tình hình vận hành các hồ thuộc khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ như sau:
- Khu vực Tây Nguyên: Có 24 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, trong đó một số hồ có lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s) lớn như: Ialy: 22/511; Sê San 4A: 180/660; Ayun Thượng: 50/76; Ayun Trung: 51/84; Ia Grai 1: 43/72; Ia Grai 3: 30/70; Đăks rông 2: 758/830; Đăks rông 2A: 612/708; ĐăkSrông 3A: 100/210; ĐăkSrông 3B: 28/175; Đray Hlinh 1: 125/220; Đăk Psi 2b: 73/118;
- Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Có 17 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, trong đó một số hồ có lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s) lớn như: Sông Tranh 2: 688/1864; Sông Bung 2: 52/118; Sông Bung 4: 207/528; A Vương: 80/155; Đak Mi 4a: 1251/2556; Đăk Mi 4c: 84/219; Sông Bung 4A: 174/344; Sông Bung 5: 39/255; Sông Bung 6: 284/520; Đắk Pring: 202/230; Đăkdrinh: 250/818; Vĩnh Sơn 5: 150/150; An Khê: 100/157; Sông Ba Hạ: 100/636.
IV. CÔNG TÁC SƠ TÁN DÂN
Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đã tổ chức sơ tán dân tại các khu vực ngập lụt, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Tổng số hộ đã thực hiện sơ tán 2.414 hộ/9.612 người (Quảng Ngãi: 2.381 hộ/9.495 người; Bình Định 33 hộ/117 người).
V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI: (đến 17h ngày 06/11)
1. Nhà bị thiệt hại: 02 nhà tại Bình Định (01 nhà điều hành công trình thủy điện Vĩnh Sơn 5 bị cuốn trôi, nhà điều hành bị mất điện và 01 nhà dân bị sập)
2. Trường học: Hiện còn 07 điểm trường tại tỉnh Quảng Nam trẻ mầm non chưa đến trường (Phước Sơn: 04 điểm, Nam Trà My: 03 điểm).
3. Giao thông, thủy lợi:
- Tỉnh Bình Định: 28 điểm, 5.600m đường giao thông địa phương (huyện Vĩnh Thạnh) bị sạt lở hư hỏng; 3.800m kênh mương bị sạt lở bồi lấp.
- Tỉnh Quảng Nam: Còn 03 xã huyện Phước Sơn bị ách tắc.
4. Thiệt hại về nông nghiệp: 150ha cây keo, 12ha cây ăn quả, 56ha hoa màu bị hư hại và 682 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi (tỉnh Bình Định).
VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY
1. Trung ương
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo có văn bản số 489/VPTT ngày 06/11/2020 gửi Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các tỉnh từ Quảng Ninh đến Phú Yên về việc ứng phó với bão gần Biển Đông (Bão Atsani).
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin cảnh báo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão gần biển Đông, mưa lũ và ngập lụt.
2. Địa phương
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Thái Bình, Nghệ An đã có Công văn gửi các địa phương, cơ quan liên quan triển khai ứng phó với bão gần biển Đông (Atsani).
- Các địa phương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục khắc phục hậu quả mưa, bão, giúp dân sửa chữa nhà cửa, khôi phục giao thông, lưới điện, kiểm tra vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa; rà soát các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; thống kê, đánh giá thiệt hại; sẵn sàng ứng phó với bão.
- Đến 17h/6/11, cơ bản đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho tất cả các tỉnh duyên hải Miền Trung từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên với tổng số là 1.048 xã. Riêng tại tỉnh Quảng Nam còn mất điện cục bộ tại 3 xã thuộc huyện Phước Sơn.
VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 35/CĐ-TW ngày 02/11/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN về chủ động ứng phó bão số 10, suy yếu thành ATNĐ và công văn số 489/VPTT ngày 06/11/2020 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT về việc ứng phó với bão gần Biển Đông (Bão Atsani)
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và tình hình mưa lũ. Thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực có khả năng bị ảnh để chủ động phòng tránh, sẵn sàng các phương án ứng phó khi có yêu cầu. Ban hành kịp thời các bản tin cảnh báo, dự báo sát với diễn biến thực tế nhất những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất…
- Kiểm tra, hướng dẫn và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập sâu, chia cắt, cô lập.
- Vận hành, bảo đảm an toàn công trình và hạ du các hồ đập thủy lợi, thủy điện đặc biệt đối với các hồ đập nhỏ, các hồ đập xung yếu.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời triển khai công tác ứng phó và cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.
- Tiếp tục công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 9, số 10 và mưa lũ sau bão; giúp dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, khôi phục sản xuất ổn định cuộc sống.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo TWPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.
Tải file đính kèm