Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 03/9/2024



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 04/9/2024

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin bão trên biển Đông (cơn bão số 3)

Sáng ngày 03/9, bão YAGI đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024.

Hồi 04 giờ ngày 04/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10 km/h.

 Dự báo diễn biến Bão (trong 24 đến 72 giờ tới):

- Đến 04h/05/9: Vị trí 19,2 độ Vĩ Bắc, 115,8 độ Kinh Đông; cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 560km về phía Đông; di chuyển hướng Tây, khoảng 10 km/h, sức gió cấp 13, giật cấp 16. Vùng nguy hiểm phía Bắc vĩ tuyến 17,0; phía Đông kinh tuyến 114,0; Rủi ro thiên tai cấp 3: Phía Đông của khu vực Bắc biển Đông.

- Đến 04h/06/9: Vị trí ở 19,5 độ Vĩ Bắc, 112,8 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 230km về phía Đông; di chuyển hướng Tây, khoảng 10-15km/h; sức gió cấp 14, giật cấp 17. Vùng nguy hiểm phía Bắc vĩ tuyến 17,0; từ 111,0-118,0 độ Kinh Đông; Rủi ro thiên tai cấp 4: Phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông.

- Đến 04h/07/9: Vị trí ở 20,3 độ Vĩ Bắc, 108,9 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ; di chuyển hướng Tây Tây Bắc, khoảng 15km/h; sức gió cấp 13, giật cấp 16. Vùng nguy hiểm phía Bắc vĩ tuyến 18,0; từ 108,5 đến 116,0 độ Kinh Đông;  Rủi ro thiên tai cấp 4: Phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông; Rủi ro thiên tai cấp 3: Vịnh Bắc Bộ.

Cảnh báo: Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km, cường độ tiếp tục giảm dần.

2.  Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Ngày và đêm 04/9, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-13, giật cấp 16; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 2,0-4,0; vùng gần tâm bão từ 4,0-6,0m. Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2,0-4,0m.

Ngoài ra, ngày và đêm 04/9, ở vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông có mưa bão; khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8, đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2.0m.

Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông cấp 3.

3. Tin mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Trong chiều và tối 04/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 70mm. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 60mm.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét: cấp 1.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/02/9-19h/03/9): Các khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Yên Đổ (Thái Nguyên) 73mm; Nhâm (Thừa Thiên Huế) 80mm; Thành Mỹ (Quảng Nam) 78mm; Ba Điền (Quảng Ngãi) 100mm; Hồ Cẩn Hậu (Bình Định) 102mm;  Buôn Nung (Gia Lai) 96mm.

- Mưa đêm (19h/03/9-07h/04/9): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Bản Qua (Lào Cai) 50mm; Bình Chuẩn (Nghệ An) 43mm; Đại Chánh (Quảng Nam) 62mm; Đăk Tư Lung (Kon Tum) 44mm.

- Mưa 03 ngày (19h/31/8-19h/03/9): Các khu vực trên cả nước có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 70-120mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Đập dâng Thò Đo (Bình Định) 161mm; Chư Drăng (Gia Lai) 185mm; Đạ Mri 1(Lâm Đồng) 162mm; Dĩ An (Bình Dương) 169mm; Thủ Đức (Hồ Chí Minh) 174mm; Thuận Hoà (Kiên Giang) 202mm.

5. Tin động đất

Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, vào lúc 09h27/03/9 tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra động đất có độ lớn 3,4; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

1. Mực nước các sông khu vực Bắc Bộ: Mực nước hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình tại trạm Phả Lại biến đổi chậm, chịu ảnh hưởng thủy triều và chịu ảnh hưởng điều tiết các hồ thủy điện tuyến trên; mực nước lúc 07h00 ngày 04/9 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,92m; sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 1,22m.

2. Mực nước các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.

3. Mực nước các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên theo triều. Đến ngày 07/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,50m, tại Châu Đốc ở mức 2,45m.

III. TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1. Về tàu thuyền:

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 06h30’ ngày 04/9, đã kiểm đếm, hướng dẫn: 50.137 phương tiện/219.864 người biết diễn biến, hướng đi của bão số 3 để chủ động di chuyển vòng tránh, trong đó 557 tàu/3.703 người hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông và QĐ.Hoàng Sa.

2. Tình hình nuôi trồng thủy sản từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi (theo báo cáo của Cục Thủy sản): Có 166.824 ha diện tích và 24.633 lồng, bè nuôi trồng thuỷ sản, 3.911 chòi canh.

IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl
(m)

Hhl
(m)

Qvào
(m3/s)

Qra (m3/s)

H3 (m)[1]

(từ 22/8 ÷ 15/9)

Sơn La

7h

03/9

208,02

113,05

2.170

428

209

04/9

208,33

115,11

1.998

1.214

Hòa Bình

7h

03/9

111,72

11,54

1.069

2.159

110

04/9

111,51

11,59

1.059

2.149

Tuyên Quang

7h

03/9

117,47

50,06

804

590

115

04/9

117,25

52,20

788

1215,48

Thác Bà

7h

03/9

58,11

24,39

355

540

58

04/9

58,06

24,39

354

540

* Hồ thuỷ điện Thác Bà đang mở 02 cửa xả mặt; Hồ thuỷ điện Tuyên Quang đảng mở 01 cửa xả đáy.

2. Hồ chứa thủy lợi:

- Bắc Bộ: Tổng số có 2.543 hồ chứa, dung tích đạt 80-96% dung tích thiết kế[2]; hiện có 120 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 77 hồ chứa đang thi công[3].

- Bắc Trung Bộ: Tổng số có 2.323 hồ chứa, dung tích bình quân đạt 46-65% dung tích thiết kế[4]; hiện có 140 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 63 hồ chứa đang thi công[5].

3. Tình hình đê điều

Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi có 91 trọng điểm đê điều xung yếu, trong đó có 32 trọng điểm trên các tuyến đê từ cấp III trở lên  (Thái Bình 05; Hải Phòng 10; Nam Định 03; Ninh Bình 14); 05 công trình đang thi công (Quảng Ninh 02; Hải Phòng 01; Nghệ An 01; Thừa Thiên Huế 01).

V. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, sản xuất lúa tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như sau:

- Lúa Hè Thu: Khoảng 170.000 ha, đã thu hoạch 155.000 ha, diện tích còn lại đang giai đoạn chín sáp, cần tập trung mọi nguồn lực để thu hoạch với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”.

- Lúa Mùa: Khoảng 998.000 ha, đang ở giai đoạn sinh trưởng, cần huy động mọi nguồn lực nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước sớm, tránh ngập úng khi mưa lớn xảy ra.

VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương

a) Ứng phó với bão, mưa lớn, gió mạnh trên biển

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 chỉ đạo khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 và mưa lũ.

- Ngày 02/9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công điện số 6475/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão gần biển Đông.

- Ngày 30/8/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 6464/BNN-ĐĐ về việc triển khai ứng phó với mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Ngày 28/8/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 6388/BNN-ĐĐ về việc ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển.

- Ngày 03/9/2024, Bộ Công An (số 10/CĐ-BCĐ), Bộ Công thương (6638/CĐ-PCTT), Bộ Tổng tham mưu (3786/CĐ-TM) đã có Công điện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động ứng phó với bão Yagi và mưa lũ do ảnh hưởng của bão.

b) Điều hành liên hồ chứa và đảm bảo an toàn hạ du

- Ngày 03/9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công điện số 6476/CĐ-BNN-ĐĐ về việc mở 01 cửa xả đáy hồ thuỷ điện Tuyên Quang và văn bản số 6477/BNN-ĐĐ về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thuỷ điện Tuyên Quang.

- Ngày 28/8/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành công điện số 6364/CĐ-BNN-ĐĐ về việc mở 02 cửa xả mặt hồ thuỷ điện Thác Bà và văn bản số 6365/BNN-ĐĐ về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thuỷ điện Thác Bà.

2. Địa phương

- Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi và các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình chủ động triển khai ứng phó với bão theo Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó 05 tỉnh đã ban hành Công điện triển khai[6].

- Các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ chủ động triển khai ứng phó với mưa lớn theo văn bản số 6464/BNN-ĐĐ ngày 30/08/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các tỉnh, thành phố ven biển từ Bình Định đến Cà Mau và Kiên Giang chủ động triển khai ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển theo văn bản số 6388/BNN-ĐĐ ngày 28/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội  triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Thác Bà, Tuyên Quang.

- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để triển khai các biện pháp ứng phó.

VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

- Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi và các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 về việc khẩn trương triển khai ứng phó với bão số 3.

- Các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ chủ động các biện pháp ứng phó với mưa lớn theo văn bản số 6464/BNN-ĐĐ ngày 30/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các tỉnh, thành phố ven biển từ Bình Định đến Cà Mau và Kiên Giang chủ động triển khai ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển theo văn bản số 6388/BNN-ĐĐ ngày 28/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Thác Bà, Tuyên Quang.

- Tổ chức trực ban (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.