I. TÌNH HÌNH MƯA
- Mưa ngày (19h/02/8 đến 19h/03/8): Khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm; các khu vực khác có mưa, mưa vừa lượng mưa phổ biến dưới 30mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Tà Si Láng (Yên Bái) 141mm, An Biên (Quảng Ninh) 170mm, Yên Hưng (Quảng Ninh) 172mm, Hoành Bồ (Quảng Ninh) 144mm, Hòa Bình (Hòa Bình) 115mm, Sa Pa (Lào Cai) 112mm, Song Mai (Bắc Giang) 141mm.
- Mưa đêm (19h/03/8 đến 07h/04/8): Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Tú Nang (Sơn La) 114mm, Hồng Ca (Yên Bái) 52mm, Thủy Điện So Lo1 (Hòa Bình) 95mm, Đoan Tĩnh (Quảng Ninh) 56mm, Tiên Lương (Phú Thọ) 110mm, Nam Động (Thanh Hóa) 97mm.
- Mưa 3 ngày (19h/31/8 đến 19h/03/8): Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 100mm-300mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Tà Si Láng (Yên Bái) 310mm, An Biên (Quảng Ninh) 361mm, Yên Hưng (Quảng Ninh) 401mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 486mm, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 413mm, Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) 407mm, Đồng Tâm (Quảng Bình) 390mm, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 345mm; các khu vực khác có tổng lượng mưa phổ biến dưới 100mm.
Dự báo: từ ngày 04-05/8, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm/đợt; khu vực Đông Bắc và Việt Bắc có mưa to đến rất to 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt.
II. TIN ĐỘNG ĐẤT
Theo thông báo của Viện Vật lý địa cầu, vào hồi 17 giờ 16 phút ngày 03/8/2020 một trận động đất có độ lớn 4.0 xảy ra tại vị trí có tọa độ 20,900 độ vĩ Bắc, 104,754 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 14 km tại khu vực huyện Mộc Châu, Sơn La. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
III. THỦY VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ: Mực nước các sông trên hệ thống Hồng, sông Thái Bình ở mức thấp, dưới BĐ1. Dự báo, mực nước tại Hà Nội lúc 07h ngày 05/8 có khả năng đạt 3,60m; mực nước tại Phả Lại lúc 19h ngày 04/8 có khả năng đạt 2,60m.
2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa.
3. Mực nước sông Cửu Long sẽ lên nhanh theo triều, đến ngày 07/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,50m; tại Châu Đốc ở mức 1,62m.
IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA:
1. Tình hình hồ chứa:
a) Hồ Thủy điện:
- Các hồ thủy điện lớn ở Bắc Bộ: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà dưới mực nước cho phép, riêng hồ Hòa Bình mực nước thượng lưu lúc 7h/04/8 xấp xỉ mực nước cho phép (dưới 0,07m), lưu lượng đến hồ hiện đang giảm.
- Mực nước thượng lưu các hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ở mức thấp, các hồ vận hành bình thường, hiện có 40 hồ vận hành theo quy trình đơn hồ xả qua tràn.
b) Hồ chứa Thủy lợi:
- Có 204 hồ chứa hư hỏng cần lưu ý (Bắc Bộ 81 hồ; Bắc Trung Bộ 53 hồ; Nam Trung Bộ 24 hồ; Tây Nguyên 41 hồ; Đông Nam Bộ 5 hồ); 109 hồ chứa đang thi công (Bắc Bộ 35 hồ; Nam Trung Bộ 31 hồ; Tây Nguyên 43 hồ).
- Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hòa Bình: có 02 hồ chứa nhỏ hư hỏng, cần lưu ý: Hồ Chù Bụa xã Mỹ Hòa huyện Tân Lạc bị sụt lún mái thượng lưu khoảng 400m2; Hồ Ba Sào xã Đa Phúc huyện Yên Thủy bị nứt dọc thân đập từ ngày 26/7/2020.
- Về tình hình tích nước:
+ Bắc Bộ: đạt 20-85% DTTK, một số hồ đang tích nước cao như: hồ Ô Rô 100% (Tuyên Quang), hồ Đoan Tĩnh 94%, Cao Vân 100% (Quảng Ninh); hồ Bầu Lầy 100%, Ngạc Hai 96% Đá Mài 100% (Bắc Giang), hồ Thác La 96% (Ninh Bình)...
+ Bắc Trung Bộ: đạt 20-50% DTTK, một số hồ đang tích nước cao như: Đồng Bể 71% (Thanh Hóa), hồ Khe Đá 100% (Nghệ An), Bộc Nguyên 97% (Hà Tĩnh).
+ Tây Nguyên: đạt 40-70% DTTK, một số hồ đang tích nước cao như: PleiPai 100% (Gia Lai), Ea Kuăng 86% (Đăk Lăk), Bắc Sơn 1 100% (Đăk Nông).
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
- Ngày 03/8/2020, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai có Công văn số 279/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố Bắc Bộ chủ động ứng phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất.
- Các địa phương bị thiệt hại đã tổ chức các đoàn công tác, huy động các lực lượng triển khai công tác khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất.
VI. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
1. Thiệt hại và ảnh hưởng do bão số 02 và hoàn lưu sau bão:
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bão số 02 và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại như sau:
- Về người: 02 người chết tại Quảng Ninh và Hòa Bình.
- Về nông nghiệp: 2.391 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, trong đó: Bắc Giang 931ha, Hà Tĩnh 737ha, Quảng Bình 723ha, hiện nay nước đang rút, các địa phương đang tiếp tục cập nhật.
- Về đê điều: kè du lịch thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định bị sạt lở, hư hỏng (diện tích hố sạt 135,2m2; hư hỏng 47,2m tường chắn sóng).
- Về giao thông: 17 vị trí trên Quốc lộ 16, Quốc lộ 217, Quốc lộ 47 đoạn qua các huyện Mường Lát, Quan Sơn và Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở taluy dương với tổng khối lượng khoảng 3.300m3; 01 vị trí trên Quốc Lộ 6 đoạn qua huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La bị sạt lở hơn 100m3; nhiều tuyến đường giao thông địa phương tại các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An bị sạt lở, hư hỏng.
- Về mưa lũ tại huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa: mưa lớn tại xã Na Mèo làm 01 đập tạm bị ngập, sáng 04/8 nước đang rút chậm; 01 cầu tạm qua bản Lầm tại xã Trung Tiến bị cuốn trôi.
2. Thiệt hại và ảnh hưởng khác: Theo báo cáo của các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, mưa lớn kèm theo dông lốc từ ngày 01-03/8 làm 177 nhà bị sập và 644 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 7.166ha lúa tại tỉnh An Giang bị ngã đổ. Chính quyền các địa phương đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sớm ổn định cuộc sống.
VII. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố Bắc Bộ:
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo tại Công điện số 1021/CĐ-TTg ngày 01/8 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 297/VPTT ngày 03/8 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT để chủ động ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực Bắc Bộ.
- Các tỉnh, thành phố tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống của nhân dân và sẵn sàng ứng phó với các đợt thiên tai mới.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, hướng dẫn kỹ năng nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó hiệu quả, phù hợp với diễn biến thiên tai.
2. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên cập nhật, kịp thời cung cấp các bản tin dự báo cảnh báo mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất và khu vực bị ảnh hưởng.
3. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT trước 16 giờ hàng ngày./.
Tải file tại đây