BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 02/11/2022
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin ATNĐ trên biển Đông
Hồi 01 giờ ngày 03/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc); Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Dự báo, đến 13h ngày 03/11, ATNĐ đi vào đất liền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và suy yếu thành vùng áp thấp.
2. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông
Ngày 03/11, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông sáng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sau gió yếu dần; sóng biển cao từ 3,0-5,0m. RRTT do gió mạnh trên biển: cấp 3.
3. Tin cảnh báo triều cường, sóng lớn tại khu vực ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên
Ngày 03/11/2022, mực nước triều tại khu vực ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên duy trì ở mức cao, độ cao sóng dao động 2-3m, có lúc trên 3m, biển động (vùng biển ngoài khơi sóng cao 2-4m, biển động). Khoảng chiều ngày 3/11, độ cao sóng trên vùng biển Thừa Thiên Huế-Phú Yên giảm dần.
Do ảnh hưởng của triều cường kết hợp sóng lớn, khu vực ven biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có khả năng xảy ra ngập úng tại các vùng trũng thấp và nguy cơ sạt lờ bờ biển.
4. Tình hình mưa:
- Mưa ngày (19h/01/11-19h/02/11): Khu vực Nam Bộ rải rác có mưa dưới 10mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Phước Bình (Đồng Nai) 26mm, Vàm Kênh (Tiền Giang) 65mm, Ba Tri (Bến Tre) 70mm, Côn Đảo (BR-VT) 142mm.
- Mưa đêm (19h/02/11-07h/03/11): Các khu vực trên cả nước có mưa nhỏ hoặc không mưa.
- Mưa 3 ngày (19h/30/10-19h/02/11): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Phước Bình (Đồng Nai) 26mm, Côn Đảo (BR-VT) 142mm, Vàm Kênh (Tiền Giang) 65mm, Ba Tri (Bến Tre) 70mm.
II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ:
Mực nước lúc 07h/03/11 trên sông Hồng tại Hà Nội là 1,14m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,54m.
Dự báo: Mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội, sông Thái Bình tại Phả Lại tiếp tục biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Đến 07h/04/11 mực nước tại trạm Hà Nội ở mức 0,9m.
2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:
Mực nước thượng lưu các sông có dao động, hạ lưu các sông dao động theo triều và điều tiết hồ chứa.
3. Các sông Nam Bộ:
- Mực nước lúc 07h/03/11 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 12,46m.
- Mực nước sông Cửu Long đang xuống theo triều. Mực nước cao nhất ngày 02/11 trên sông Tiền tại Tân Châu 2,79m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,24m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,72m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,11m).
Dự báo: Mực nước sông Cửu Long tiếp tục xuống sau đó biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 06/11, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu xuống mức 2,60m; tại Châu Đốc xuống mức 2,53m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa thủy lợi:
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 2.323 hồ, dung tích trung bình đạt từ 65-96% dung tích thiết kế; 1.319 hồ đầy nước (Thanh Hoá 320/610 hồ; Nghệ An 962/1.061 hồ; Hà Tĩnh 25/346 hồ; Quảng Bình 07/153 hồ; Thừa Thiên Huế 05/56 hồ).
- Khu vực Nam Trung Bộ: Có 517 hồ, dung tích đạt 65-92% dung tích thiết kế; 298 hồ đầy nước (Đà Nẵng 18/19 hồ; Quảng Nam 53/73 hồ; Quảng Ngãi 102/118 hồ; Bình Định 32/160 hồ; Phú Yên 40/50 hồ; Khánh Hòa 05/28 hồ; Ninh Thuận 08/21 hồ; Bình Thuận 40/48 hồ).
2. Hồ chứa thủy điện:
- Khu vực Bắc Bộ: Có 02 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 47 - 63 m3/s.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 02 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 8 - 52 m3/s.
- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Có 09 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 11 - 50 m3/s.
- Khu vực Tây Nguyên: Có 3 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 10 - 37 m3/s.
3. Tình hình đê điều:
Trong ngày không ghi nhận thông tin sự cố đê điều.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương:
- Ngày 30/10/2022, Ban Chỉ đạo QG về PCTT đã có công điện số 38/CĐ-QG đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó với bão số 7 (NALGAE).
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT đã có công điện số 37/CĐ-QG ngày 29/10/2022 và văn bản số 556/VPTT ngày 28/10/2022 đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó với bão.
- Ngày 30/10/2022, Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Phi-Líp-Pin và Đài Bắc đề nghị hỗ trợ tàu cá Việt Nam neo đậu, tránh trú bão; Bộ Quốc phòng đã có công điện số 44/TK ngày 29/10/2022 chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động sẵn sàng ứng phó với diễn biến bão.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Địa phương:
- 19/19 tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận đã ban hành công điện/văn bản chỉ đạo ứng phó với bão theo các công điện số 38/CĐ-QG ngày 30/10/2022, số 37/CĐ-QG ngày 29/10/2022 và công văn số 556/VPTT ngày 28/10/2022.
- Các tỉnh, thành phố ven biển theo dõi diễn biến của bão, ATNĐ, gió mạnh trên biển, thông tin đến tổ chức, tàu thuyền đang hoạt động trên biển và người dân để chủ động ứng phó, có kế hoạch sản xuất phù hợp.
- Các tỉnh, thành phố khu vực ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, khu vực Nam Bộ tiếp tục theo dõi diễn biến của triều cường, thông tin, cảnh báo, tuyên truyền đến người dân biết để phòng tránh.
V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của ATNĐ, gió mạnh, sóng lớn trên biển, triều cường, sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo tình hình với Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.
Tải file đính kèm!