Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 02/11/2020



BÁO CÁO NHANH
 Công tác trực ban ngày
02/11/2020

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Tin bão trên biển Đông (cơn bão số 10)

Hồi 04 giờ ngày 03/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10km. Đến 04 giờ ngày 04/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 290km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 111,5 đến 120,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

2. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/1/11 đến 19h/02/11): các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Tân An (Long An) 49mm; Bến Lức (Long An) 89mm; Nông trường Nông Hải (Bạc Liêu) 129mm; Bạc Liêu (Bạc Liêu) 68mm; Bến Trại (Bến Tre) 42mm; Mỹ Tho (Tiền Giang) 39mm;

- Mưa đêm (19h/01/111 đến 07h/02/11): Khu vực Trung Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20 mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Ba Vĩnh (Quảng Ngãi) 22mm.

3. Tin lũ trên các sông ở Nghệ An và Hà Tĩnh

Lũ trên sông Cả (Nghệ An), hạ lưu sông La (Hà Tĩnh) đang xuống, mực nước lúc 19h/02/11 trên sông Cả tại Nam Đàn: 4,76 m (<BĐ1 0,64m), sông La tại Linh Cảm: 3,42m  (<BĐ1 1,08m) và dự báo tiếp tục xuống.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, TRỒNG TRỌT

1. Tàu thuyền

Theo báo cáo số 697/BC-CQTT, tính đến 06h ngày 03/11/2020:

- Công tác kiểm đếm tàu thuyền (tính đến 16h00 ngày 02/11) đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 49.877 phương tiện/232.118 người, biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 10 để chủ động di chuyển vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Còn 08 phương tiện/60 lao động (Bình Định) trong vùng nguy hiểm đã nhận thông tin và đang di chuyển vòng tránh.

Theo báo cáo Bộ GTVT ở khu vực từ Thanh Hóa đến Nha Trang có 1.223 phương tiện vận tải đang neo đậu và tránh trú trong các vùng nước cảng biển (305 tàu biển; 818 phương tiện thủy nội địa). Bộ GTVT có công điện chỉ đạo các cảng vụ hàng hải giữ liên lạc, hướng dẫn các tàu trú tránh bão.

2. Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản các tỉnh từ Đà Nẵng - Khánh Hòa đã chỉ đạo gia cố, di dời và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn với bão:

- Số lồng bè: 189.829 lồng, bè, đặc biệt tại 02 tỉnh: Phú Yên (81.177), Khánh Hòa (91.225).

- Tổng diện tích: 17.195,8 ha, đặc biệt tại 02 tỉnh: Phú Yên (2.628), Khánh Hòa (3.779,8).

3. Trồng trọt

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tình hình sản xuất khu vực miền Trung và Tây Nguyên:

- Lúa hè thu: cơ bản đã thu hoạch xong.

- Lúa mùa: đã thu hoạch 142.000 ha, còn 124.800ha chưa thu hoạch ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ 65.900ha, Tây Nguyên 58.900ha (khoảng 60.000ha là lúa sắp đến thời kỳ thu hoạch (còn 10 ngày), trong đó duyên hải Nam Trung Bộ: 32.000ha, Tây Nguyên: 28.000 ha).

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Tình hình hồ chứa

a) Hồ chứa thủy lợi.

Theo báo của Tổng cục Thủy lợi, đến 17h ngày 2/11/2020, tình hình hồ chứa như sau:

- Hiện có 20 hồ chứa vừa và lớn từ Quảng Trị - Khánh Hòa đã đầy nước (Quảng Trị: 04, TT.Huế: 02, Đà Nẵng: 02, Quảng Nam: 09, Quảng Ngãi: 03); 09 hồ đạt dung tích trên 90% (Quảng Trị: 06, Quảng Nam: 01, Quảng Ngãi: 01, Khánh Hòa: 01).; 03 hồ đang xả tràn (Tả Trạch, Thuận Ninh, Hòn Lập).

- Khu vực Bắc Trung Bộ: 55 hồ hư hỏng; 41 hồ đang thi công.

- Khu vực Nam Trung Bộ: 26 hồ hư hỏng, 32 hồ đang thi công.

- Khu vực Tây Nguyên: 41 hồ hư hỏng; 43 hồ đang thi công.

b) Hồ chứa thủy điện

Theo báo cáo nhanh số 05 của Bộ Công thương ngày 2/11: Các hồ nhỏ vận hành bình thường, các hồ lớn mực nước đã xấp xỉ mức mực nước dâng bình thường, Ban chỉ hủy PCTT&TKCN các tỉnh đang chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn công trình và hạ dần mức nước để tăng khả năng phòng lũ ứng phó với bão số 10 (lưu lượng xả/ lưu lượng về hồ (m3/s) các lưu vực sông bị ảnh hưởng bão số 9 như sau: Chi Khê: 235/609, Hủa Na: 30/235, Nhạc Hạc: 20/59, Bản Ang: 48/164; A Lưới: 27/69; Bình Điền: 318/292; Hương Điền: 150/198; A Vương: 204/97; Đắc Mi 4: 129/140; Sông Bung 2: 77/69; Sông Tranh 2: 615/367; Sông Bung 4: 217/297; Đăk Đrinh: 95/78; Sông Ba Hạ: 400/809)

2. Tình hình đê điều

Theo báo cáo nhanh số 440/BC-QLĐĐ ngày 02/11 của Vụ Quản lý đê điều:

- Bình Định: Sự cố sạt lở kè biển Tam Quan với chiều dài khoảng 1.600m và nhiều đoạn đê, kè bị bồi lấp, hư hỏng.

- Quảng Nam: 5.100m đê bị sạt lở, hư hỏng (Duy Xuyên: 50m, Núi Thành 5.000m, Hội An 50m).

- Nghệ An: sạt lở mái đê Đồng Văn, huyện Thanh Chương (đã xử lý khắc phục đảm bảo an toàn); đê Kênh Thấp, huyện Hưng Nguyên: nứt dọc thân đê với chiều dài 10m, tràn qua mặt đê với chiều dài 1.100m (tại xóm 3, 4, 5, 7, 8 xã Hưng Đạo).

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠICÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CƠN BÃO SỐ 9

1. Tình hình thiệt hại do bão số 9 (tính đến 7h ngày 02/11/2020)

a) Về người

- Người chết: 36 người (tăng 03 người tại Quảng Nam so với báo cáo ngày 01/11), cụ thể: Nghệ An 08; Quảng Nam 26 (Nam Trà My 17, Bắc Trà My 01, Phước Sơn 08) ; Gia Lai 01; Đắk Lắk 01.

- Người mất tích: 46 người (giảm 03 người tại Quảng Nam so với báo cáo ngày 01/11), trong đó: Nghệ An 01; Quảng Nam 21 (Nam Trà My 15, Phước Sơn 05, Hiệp Đức 01);  Bình Định 23, Kon Tum 01.

(Duy trì lực lượng 7.239 người và 103 phương tiện các loại giúp các địa phương tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả. Quảng Nam: trong ngày đã tìm được 03 thi thể tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn; Bình Định, do ảnh hưởng của bão số 10, tối 02/11, lực lượng cứu hộ trên biển đã về căn cứ để đảm bảo an toàn)

b) Giao thông

- Theo Báo cáo nhanh của Bộ Giao thông Vận Tải tính đến 22h ngày 2/11/2020 các tuyến Quốc lộ trong khu vực còn 36 điểm ách tắc giao thông, trong đó:

+ Do ngập: 03 điểm ngập (QL46: 02 điểm; QL15: 01 điểm);

+ Do sạt lở: 33 điểm, gồm: QL49 (TT. Huế) 05 điểm; đường Hồ Chí Minh nhánh Tây: 01 điểm tại Quảng Trị, 06 điểm tại TT. Huế; QL15D (Quảng Trị) 10 điểm; QL12A (Quảng Bình) 01 điểm; QL9B (Quảng Bình) 01 điểm; đường Trường Sơn Đông (Quảng Nam) 09 điểm; QL16 (Nghệ An) 02 điểm; QL7B (Nghệ An) 01 điểm, QL46B (Nghệ An) 01 điểm.

- Theo báo cáo nhanh số 546/BC-VP ngày 02/11/2020 của Văn phòng Ủy Ban ƯPSCTT và TKCN:

+ Xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình còn bị chia cắt do sạt lở QL12A

+ Sạt lở đất tại 05 khu (04 thôn)/03 xã/02 huyện/Quảng Nam (Nam Trà My 03 và Phước Sơn 02).

c) Ngập lụt: Hiện còn 977 hộ bị ngập, cụ thể: Nghệ An 16.370 hộ (cập nhật tăng thêm 2.797 hộ), Hà Tĩnh 607 hộ (giảm 1.032 hộ).

d) Khôi phục điện lưới:

Đến ngày 02/11, đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 153 xã (tăng 64 xã so với báo cáo ngày 01/11). Hiện còn 52 mất điện tại 02 tỉnh gồm: Quảng Nam 12, Quảng Ngãi 40.

e) Giá thị trường

Theo báo cáo của Bộ Công thương hiện nay việc hoạt động cung cấp, sản xuất hàng hóa cho các khu vực ảnh hưởng đã được khôi phục, giải quyết hiện tượng thiếu hụt hàng cục bộ trên địa bàn. Vật liệu xây dựng sức mua đã giảm không còn biến động nhiều so với trước bão; xăng dầu và gas vẫn ổn định; lương thực thực phẩm còn tăng giá 5 đến 10% so với trước bão.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ BÃO SỐ 10

1. Trung ương

- Ngày 01/11, Thủ tướng Chính phủ đã đến các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân và thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại.

- Ngày 02/11, Ban Chỉ đạo TW về PCTT - Ủy Ban quốc gia ƯPSC, TT&TKCN) do Phó Thủ tướng - Trưởng ban BCĐ TWPCTT Trịnh Đình Dũng và Phó Trưởng Ban thường trực - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì đã họp chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 10; cùng ngày ban hành công điện số 35/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó với bão Goni.

- Bộ Công an đã có công điện số 19/CĐ-V01 ngày 30/10/2020 về việc khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão và chủ động ứng phó với diễn biến bão Goni.

- Bộ Công Thương có công điện số 8319/CĐ-PCTT ngày 02/11 về việc chủ động ứng phó với siêu bão Goni.

- Các Bộ Công Thương, Giao thông vận tải có báo cáo công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và mưa lũ.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương liên tục cập nhật các cảnh báo, hướng dẫn người dân ứng phó với mưa lũ, sau bão.

2. Địa phương

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định đã có công điện gửi các sở ngành, địa phương triển khai ứng phó với siêu bão Goni và tình hình mưa lũ sau bão. Riêng Bình Định đã có công điện cấm biển, không cho tàu cá xa bờ (chiều dài tàu từ 15m trở lên) ra khơi từ 14 giờ ngày 02/11.

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, Lâm Đồng, Cà Mau đã có công văn chủ động triển khai ứng phó với siêu bão số 10.

- Các địa phương chỉ đạo các lực lượng tổ chức tìm kiếm cứu nạn, giúp dân sửa chữa nhà cửa, khôi phục giao thông, lưới điện, kiểm tra vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa; rà soát các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; thống kê, đánh giá thiệt hại; tiếp tục ứng phó với mưa lũ.

VI. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số: 1500/CĐ-TTg ngày 28/10/2020, 1503/CĐ-TTg ngày 29/10/2020 và Công điện số 35/CĐ-TW ngày 02/11/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ban hành kịp thời các ban tin cảnh báo, dự báo sát với diễn biến thực tế; Thông báo kiểm soát tàu thuyền, hướng dẫn neo đậu trên bến để đảm bảo an toàn người và phương tiện.

3. Hướng dẫn việc gia cố, di chuyển lồng bè, sẵn sàng sơ tán dân và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, khách du lịch trên các đảo, ven biển, lồng bè, các khu nuôi trồng thủy sản, khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập sâu, chia cắt, cô lập.

4. Tập trung sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời triển khai công tác ứng phó và cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

5. Tiếp tục công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 9 và mưa lũ sau bão; Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu hộ; Giúp dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh khôi phục sản xuất ổn định cuộc sống, sẵn sàng ứng bão và mưa sau bão.

6. Vận hành, bảo đảm an toàn công trình và hạ du các hồ đập thủy lợi, thủy điện đặc biệt đối với các hồ đập nhỏ, các hồ đập xung yếu; Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống đê sông, đê biển, các công trình phòng chống thiên tai, sạt lở, nhất là các trọng điểm xung yếu và các sự cố xảy ra trong bão số 9 và các đợt mưa lũ vừa qua.

7. Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo TWPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN./.

Tải file đính kèm