BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 01/8/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ ở khu vực Bắc Bộ
Ngày và đêm 02/8, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có mưa vừa và dông; cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 10-40mm, có nơi trên 80mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/31/7-19h/01/8): Khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thủy điện Sông Miện (Hà Giang) 118mm, Hua Bum (Lai Châu) 107mm, Nà Tấu (Điện Biên) 138mm, Bát Xát (Lào Cai) 162mm, Chế Tạo (Yên Bái) 134mm, Thanh Mai (Bắc Kạn) 106mm, Nghinh Tường (Thái Nguyên) 84mm.
- Mưa đêm (19h/01/8-07h/02/8): Khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa đến mưa vừa, có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thạch Lâm (Cao Bằng) 138mm; Hồ Thầu (Lai Châu) 65mm; Nà Tấu (Điện Biên) 62mm; Mường Lèo (Sơn La) 63mm; Chế Tạo (Yên Bái) 60mm; Móng Cái (Quảng Ninh) 50mm; Krông Nô (Đắk Lắk) 67mm; Bà Rịa (Bà Rịa Vũng Tàu) 51mm; Sông Ray (Đồng Nai) 76mm.
- Mưa đợt từ ngày 28/7 đến 7h/02/8: Khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 200-350mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Việt Quang (Hà Giang) 412mm, Yên Phong (Bắc Kạn) 387mm, Chế Tạo (Yên Bái) 466mm, Thạch Lâm (Cao Bằng) 400mm, Trung Hội (Thái Nguyên) 568mm, Phúc Sơn (Tuyên Quang) 342mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 441mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
1. Tình hình lũ trên một số sông khu vực Bắc Bộ
Mực nước lúc 07h00 ngày 02/8 trên một số sông như sau:
- Sông Hồng tại trạm Hà Nội là 5,44m; trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 2,72m.
- Sông Cầu tại trạm Chã là 8,27m trên BĐ1 là 0,27m; trạm Đáp Cầu là 4,78m trên BĐ1 0,48m.
- Sông Cà Lồ tại trạm Mạnh Tân là 6,8m trên BĐ1 là 0,8m.
- Sông Tích tại trạm Kim Quan là 8,09m, dưới BĐ3 là 0,31m; trạm Vĩnh Phúc là 7,76m, dưới BĐ3 là 0,24m.
- Sông Bùi tại trạm Yên Duyệt là 6,61m, dưới BĐ3 là 0,39m.
2. Mực nước các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.
3. Mực nước các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 05/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,5m, tại Châu Đốc ở mức 2,45m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
H max trước lũ (m)
(từ 20/7 ÷ 21/8)
|
Sơn La
|
7h
|
01/8
|
200,68
|
117,87
|
8.421
|
3.015
|
197,3
|
02/8
|
203,33
|
117,41
|
8.526
|
2.615
|
Hòa Bình
|
7h
|
01/8
|
102,14
|
13,62
|
3.407
|
3.832
|
101,0
|
02/8
|
102,16
|
13,65
|
3.858
|
3.858
|
Tuyên Quang
|
7h
|
01/8
|
107,31
|
50,25
|
2.108
|
698
|
105,2
|
02/8
|
109,63
|
49,55
|
2.069
|
408
|
Thác Bà
|
7h
|
01/8
|
56,51
|
20,75
|
624
|
0
|
56,0
|
02/8
|
56,78
|
20,75
|
820
|
0
|
* Hồ thuỷ điện Hoà Bình đang mở 01 cửa xả đáy.
2. Tình hình đê điều
Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
IV. TIN ĐỘNG ĐẤT
Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, ngày 01/8, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiếp tục xảy ra 05 trận động đất có độ lớn từ 3,1 - 3,3, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km. Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi các trận động đất.
V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo của BCH PCTT&TKCN tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang và Thái Nguyên mưa lớn gây lũ, sạt lở đất từ ngày 28/7 đến 01/8 đã gây thiệt hại như sau:
- Về người: 09 người bị chết, tăng 01 người so với báo cáo nhanh ngày 31/7 (Sơn La 01 người, Tuyên Quang 02 người; Hà Giang 02 người; Điện Biên 02 người; Thái Nguyên 01 người; Bắc Giang 01 người).
- Về nhà ở:
+ 63 nhà di dời khẩn cấp (Cao Bằng 04; Thái Nguyên 57; Điện Biên 01; Tuyên Quang 01);
+ 184 nhà bị ngập (Thái Nguyên 178; Tuyên Quang 06);
+ 374 nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại (Sơn La 04; Điện Biên 63; Bắc Kạn 227; Cao Bằng 23; Thái Nguyên 08; Lào Cai 07; Lạng Sơn 26; Tuyên Quang 16).
- Về nông nghiệp: 2.467,2 ha lúa, hoa màu bị ngập úng (Điện Biên 41ha; Bắc Kạn 497ha; Cao Bằng 25ha; Lào Cai 1,3ha; Thái Nguyên 1.831ha; Tuyên Quang 71,9ha).
- Về Thủy sản: 33,2 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, thiệt hại (Bắc Kạn 11,6ha; Thái Nguyên 21,6 ha).
- Về giao thông: trên 297 điểm giao thông bị sạt lở, ách tắc với tổng khối lượng trên 54.725 m3 đất, đá, bê tông (Cao Bằng 2.788; Thái Nguyên 38.217; Điện Biên 2.914; Bắc Kạn 7.834; Lào Cai 2.072; Lạng Sơn 900).
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống.
VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Ngày 29/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 73/CĐ-TTg về việc kiểm tra, khắc phục hậu quả động đất tại địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành 03 công điện, văn bản chỉ đao, cụ thể:
+ Công điện số 5515/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 31/7/2024 gửi các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ về việc tập trung biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.
+ Văn bản số 5427/BNN-ĐĐ Ngày 29/7/2024 gửi Ủy ban nhân dân 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt về việc đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
+ Văn bản số 5378/BNN-ĐĐ ngày 26/7/2024 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ về việc ứng phó với mưa lớn.
- Các Bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công Thương đã ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Bắc Bộ.
- Ngày 30/7/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có văn bản số 741/ĐĐ-QLĐĐ ngày 30/7/2024 về việc xử lý các sự cố để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Địa phương
- Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đã ban hành văn bản chỉ đạo ứng phó với mưa lớn[1]; các tỉnh, thành phố hạ du sông Hồng, sông Thái Bình triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình; các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
- Ngày 31/7/2024, Thành uỷ Hà Nội đã ban hành quyết định số 7046-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra tại các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Công văn 2691/UBND-NNTN ngày 29/7/2024 về việc theo dõi, ứng phó động đất trên địa bàn huyện Kon Plông gửi các sở, ngành, địa phương.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo để triển khai các biện pháp ứng phó; huy động lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Tỉnh Kon Tum và các địa phương, cơ quan liên quan triển khai thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 73/CĐ-TTg ngày 29/7/2024 về việc kiểm tra và chủ động khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn huyện Kon Plông.
2. Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ tiếp tục triển khai Công điện số 5515/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 31/7/2024; Công văn số 5378/BNN-ĐĐ ngày 26/7/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ứng phó với mưa lớn. Các tỉnh, thành phố khác trên cả nước theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
3. Các tỉnh hạ du sông Hồng, sông Thái Bình triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình; các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.
4. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.
[1] 18 tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Tải file đính kèm.