BÁO CÁO NHANH
Công tác trực ban ngày 01/11/2020
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
- Tin bão trên biển Đông (cơn bão số 10)
Hồi 04/02/11, tâm bão ở khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 119,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 12.
Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 04h/03/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 340km về phía Đông Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24h tới: từ vĩ tuyến 12,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 112,5 đến 120,0 độ Kinh Đông.
- 2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/31/10 đến 19h/01/11): các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 40mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Đầm Dơi (Cà Mau) 102mm, Thới Bình (An Giang) 92mm, Long Điền Tân (Bạc Liêu) 83mm, U Minh (Kiên Giang) 70mm, Trà Ôn (Vĩnh Long) 66mm, Thanh Sơn (Đồng Nai) 60mm.
- Mưa đêm (19h/01/111 đến 07h/02/11): Khu vực Nam Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 40 mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Đông Hải (Bạc Liêu) 126mm; Chợ Gạo (Tiền Giang) 65mm; Vĩnh Châu (Sóc Trăng) 63mm; Tri Tôn (Bến Tre) 44mm.
- Tin lũ trên các sông ở Nghệ An và Hà Tĩnh
Lũ trên sông Cả (N.An), hạ lưu sông La (H.Tĩnh) đang xuống, mực nước lúc 07h/02/11 trên sông Cả tại Nam Đàn: 5,38m (<BĐ1 0,02m), sông La tại Linh Cảm: 3,95m (<BĐ1 0,55m) và dự báo tiếp tục xuống.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO KHẮC PHỤC THIỆT HẠI BÃO SỐ 9, MƯA LŨ SAU BÃO VÀ ỨNG PHÓ BÃO SỐ 10
- Trung ương
- Ngày 01/11, Thủ tướng Chính phủ đã đến các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân và thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại.
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT - Ủy Ban quốc gia ƯPSC, TT&TKCN có Công điện số 34/CĐ-TW ngày 31/10/2020 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó với siêu bão Goni; công văn số 166/TWPCTT ngày 30/10/2020 gửi Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các tỉnh miền núi về việc tăng cường ứng phó với lũ quét, sạt lở đất.
- Văn phòng TT Ban Chỉ đạo TW về PCTT có văn bản số 480/VPTT ngày 01/11/2020 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hòa Bình về việc đảm bảo an toàn khu vực có nguy cơ sạt lở tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn.
- Ngày 31/10/2020, đoàn công tác của Văn phòng thường trực đi kiểm tra công tác hộ đê, các trọng điểm đê điều xung yếu, khu vực ngập sâu ven sông Lam, tỉnh Nghệ An.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương liên tục cập nhật các cảnh báo, hướng dẫn người dân ứng phó với mưa lũ, sau bão.
- Địa phương
- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận đã chủ động có công văn chỉ đạo các sở ngành, địa phương triển khai ứng phó với siêu bão Goni.
- 33/33 tỉnh/tp miền núi đã nhận được công văn số 166/TWPCTT ngày 30/10/2020 của Ban Chỉ đạo TW về PCTT và triển khai thực hiện, trong đó 8/33 tỉnh/tp có công điện, văn bản triển khai tăng cường ứng phó với lũ quét, sạt lở đất.
- Các địa phương chỉ đạo các lực lượng tổ chức tìm kiếm cứu nạn, giúp dân sửa chữa nhà cửa, khôi phục giao thông, lưới điện, kiểm tra vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa; rà soát các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; thống kê, đánh giá thiệt hại; tiếp tục ứng phó với mưa lũ.
III. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, TRỒNG TRỌT
- Tàu thuyền
- Trên biển còn 04 tàu kiểm ngư (KN 490, 463, 465, 473) với 140 thủy thủ đang tìm kiếm các thuyền viên trên 02 tàu Bình Định bị chìm trong bão số 9.
- Tình hình tàu thuyền: Sau bão số 9 phần lớn tàu thuyền neo đậu tại bến và hoạt động ven bờ; hiện còn 1.255 tàu/12.767 tàu/12.767LĐ hoạt động trên biển và đã biết diễn biến của bão, đang di chuyển phòng tránh.
- Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản từ Đà Nẵng – Khánh Hòa:
- Tổng diện tích: 16.658ha[1], đặc biệt tại 02 tỉnh: Phú Yên (2.628), Khánh Hòa (3.242).
- Số lồng bè: 176.518 lồng, bè[2], đặc biệt tại 02 tỉnh: Phú Yên (91.225), Khánh Hòa (81.177).
- Trồng trọt
Theo báo cáo của Cục trồng trọt, tình hình sản xuất khu vực miền Trung và Tây Nguyên:
- Lúa hè thu: cơ bản đã thu hoạch xong.
- Lúa mùa: đã thu hoạch 142.000 ha, còn 124.800ha chưa thu hoạch ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ 65.900ha, Tây Nguyên 58.900ha (khoảng 60.000ha là lúa đã đến thời kỳ chín sáp, thu hoạch).
IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
- 1. Tình hình hồ chứa
- a) Hồ chứa thủy lợi
- Hiện có 20 hồ chứa vừa và lớn từ Quảng Trị - Khánh Hòa đã đầy nước (Quảng Trị: 04, TT.Huế: 02, Đà Nẵng: 02, Quảng Nam: 09, Quảng Ngãi: 03); 09 hồ đạt dung tích trên 90% (Quảng Trị: 06, Quảng Nam: 01, Quảng Ngãi: 01, Khánh Hòa: 01).; 03 hồ đang xả tràn (Tả Trạch, Thuận Ninh, Hòn Lập).
- Khu vực Bắc Trung Bộ: 55 hồ hư hỏng; 41 hồ đang thi công.
- Khu vực Nam Trung Bộ: 26 hồ hư hỏng, 32 hồ đang thi công.
- Khu vực Tây Nguyên: 41 hồ hư hỏng; 43 hồ đang thi công.
- b) Hồ chứa thủy điện
Khu vực Trung Bộ có 49 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn (Bắc Trung Bộ 13; Duyên Hải Nam Trung Bộ 16; Tây Nguyên 20).
- Tình hình đê điều
- Bình Định: sự cố sạt lở kè biển Tam Quan với chiều dài khoảng 1.600m và nhiều đoạn đê, kè bị bồi lấp, hư hỏng.
- Quảng Nam: 5.100m đê bị sạt lở, hư hỏng (Duy Xuyên: 50m, Núi Thành 5.000m, Hội An 50m).
V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
- Tình hình thiệt hại do bão số 9 (tính đến 7h ngày 02/11/2020)
- a) Về người
- Người chết: 33 người (tăng 04 người tại Nghệ An so với báo cáo ngày 01/11), cụ thể: Nghệ An 08; Quảng Nam 23 (Nam Trà My 17, Bắc Trà My 01, Phước Sơn 05); Gia Lai 01; Đắk Lắk 01.
- Người mất tích: 49 người (giảm 02 người tại Nghệ An so với báo cáo ngày 01/11), trong đó: Nghệ An 01; Quảng Nam 24 (Nam Trà My 15, Phước Sơn 08, Hiệp Đức 01); Bình Định 23, Kon Tum 01.
- b) Giao thông
Tổng sự cố do ảnh hưởng của bão số 9 và mưa lũ:
- 93,6km đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng, 818.237 m3 khối lượng đất đá sạt lở, bồi lấp.
- 89 cầu bị hư hỏng: Nghệ An 30; Quảng Trị 01, TT. Huế 16, Quảng Nam 01, Quảng Ngãi 10, Bình Định 02; Kon Tum 29.
- Đến 19h00 ngày 01/11, còn 25 điểm ngập nước, sạt lở chưa thông xe: QL1, QL7, QL 8C, QL 15, QL 46C, QL 49,QL 281, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
- c) Ngập lụt: Hiện còn 484 hộ bị ngập, giảm 9.619 hộ so với báo cáo ngày 01/11: Nghệ An 13.573 hộ (giảm 6.392), Hà Tĩnh 1.909 hộ (giảm 3.329).
- d) Khôi phục điện lưới: Trong ngày 01/11, đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 89 xã, hiện còn 161 xã mất điện tại tại 4 tỉnh gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum.
- Tình hình thiệt hại khác
Theo báo cáo nhanh số 140/BC-VPBCH ngày 01/11/2020 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh Hòa Bình, tại khu tái định cư xóm Rồng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn đã xuất hiện vết nứt có nguy cơ ảnh hưởng đến các hộ dân trong khu vực. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức kiểm tra hiện trường, sơ tán 24hộ/106 nhân khẩu đến nơi tránh trú an toàn.
VI. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Đối với trên biển:
(1) Tập trung tìm kiếm cứu nạn trên biển đối với các ngư dân Bình Định; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
(2) Thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động tránh trú an toàn hoặc không ra khơi. Không được chủ quan trong việc di chuyển tránh trú cũng như neo đậu tại bến để hạn chế thiệt hại.
(3) Rút kinh nghiệm cơn bão số 8 và 9, tổ chức quán triệt và kiên quyết xử lý nghiêm những chủ phương tiện, thuyền trưởng không chấp hành hướng dẫn, kêu gọi của Biên phòng, chính quyền địa phương, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng không tuân thủ dẫn đến sự cố, thiệt hại. Tùy theo diễn biến của bão, chủ động cấm biển.
- Đối với đất liền:
(1) Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân còn bị mất tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn; chuẩn bị lương thực, nhu yếu phấm thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn; đặc biệt đối với các khu vực còn bị ngập lụt, chia cắt, cung cấp lương thực, thực phẩm, y tế, nhu yếu phẩm thiết yếu khác để đảm bảo cuộc sống của người dân, phòng, chống dịch bệnh.
(2) Tập trung sửa chữa nhà cửa bị hư hỏng của người dân, khôi phục hạ tầng giao thông, lưới điện, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện sớm ổn định đời sống nhân dân, các hoạt động kinh tế xã hội và sẵn sàng ứng phó với bão số 10.
(3) Tiếp tục rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân tại vùng thấp trũng ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở, ngập sâu, chia cắt. Đối với khu vực miền núi, tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sẵn sàng phương án sơ tán, di dời người dân đến nơi an toàn.
(4) Kiểm tra, rà soát các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, vận hành đón lũ; đảm bảo an toàn công trình, hạ du, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố đê điều, khu vực bờ biển bị sạt lở do bão số 9 để bảo an toàn. Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để ứng cứu khi có tình huống.
(5) Duy trì trực ban 24/24h, tổ chức thông tin kịp thời cảnh báo đến tất cả các đối tượng bị ảnh hưởng của cơn bão để chủ động ứng phó.
(6) Các Bộ ngành:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia theo dõi chặt chẽ, tăng cường các bản tin dự báo bão, mưa lũ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê biển, hồ chứa thủy lợi; chỉ đạo thu hoạch nhanh diện tích lúa mùa đã đến thời kỳ thu hoạch.
- Bộ Công Thương chỉ đạo khắc phục nhanh hệ thống điện, công tác đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện, bình ổn giá cả thị trường trong và sau bão.
- Các Bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ khẩn trương triển khai theo phương án ứng phó đảm bảo phùs hợp, hiệu quả.
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ các địa phương ứng phó khi có tình huống.
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chỉ đạo tăng cường công tác thường trực trực ban, theo dõi sát tình hình thiên tai để chỉ đạo, sẵn sàng tổ chức các đoàn công tác tiền phương ứng phó với bão./.
Tải file dinh kem