Trên cơ sở báo cáo của các bộ phận trực, Văn phòng thường trực báo cáo công tác trực ban ngày 01/10/2021 như sau:
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
1. Tin mưa dông ở vùng núi, trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ
Chiều tối và đêm 02/10, ở vùng núi, trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-50mm/24h, có nơi trên 70mm/24h; khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 30-60mm/24h, có nơi trên 80mm/24h; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/30/9-19h/01/10): Khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên rải rác có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to, lượng mưa phổ biến dưới 50 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Mường Lống (Nghệ An) 107mm, Đắc Nông (Đắc Nông) 100mm, Đạ Teh (Lâm Đồng) 74mm.
- Mưa đêm (19h/01/10-07h/02/10): Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên rải rác có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to lượng mưa phổ biến 50-60mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Hà Giang (Hà Giang) 98mm; Mường Vi (Lào Cai) 80mm; Mường Chà (Điện Biên) 75mm; Làng Mít (Gia Lai) 98mm; Đăk Sin (Đăk Nông) 65mm.
- Mưa 3 ngày (19h/28/9-19h/01/10): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có tổng lượng mưa phổ biến dưới 70mm, một số trạm mưa lớn như: Mường Lống (Nghệ An) 107mm; Thủy điện Đa Nhim (Ninh Thuận) 100mm; Hàm Cầm (Bình Thuận) 96mm; Bù Nho (Bình Phước) 203mm; Đạ Teh (Lâm Đồng) 149mm; Thống Nhất (Đồng Nai) 116mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
- Mực nước lúc 07h/02/10 trên sông Hồng tại Hà Nội là 0,98m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,24m. Dự báo: Đến 07h/03/10, mực nước tại Hà Nội ở mức 1,10m; 19h/02/10, mực nước tại Phả Lại ở mức 1,20m.
- Mực nước các sông khu vực Miền Trung biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa thuỷ điện, biến đổi theo triều. Khu vực Tây Nguyên mực nước các sông Sê San, Srêpôk dao động theo điều tiết của hồ chứa thủy điện; lũ trên sông Cam Ly và sông Đắk Nông đang dao động ở mức đỉnh, sau đó xuống dần, trong 12-24 giờ tới lũ trên sông Cam Ly và sông Đắk Nông có khả năng lên lại
- Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang dao động. Mực nước cao nhất ngày 01/10 trên sông Tiền tại Tân Châu 2,13m, trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,93m. Dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên theo chiều, đến ngày 05/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,40m, tại Châu Đốc ở mức 2,25m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa thủy điện
Có 203 hồ cập nhật thông tin, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực: Tây Nguyên mực nước tăng; Duyên Hải Nam Trung Bộ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ, mực nước dao động nhẹ, phần lớn mực nước các hồ thấp, một số hồ vận hành điều tiết qua tràn, cụ thể như sau:
- Khu vực Bắc Bộ: Có 05 hồ chứa.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 01 hồ chứa.
- Khu vực Đông Nam Bộ: Có 01 hồ chứa.
- Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Có 04 hồ chứa.
- Khu vực Tây Nguyên: Có 19 hồ chứa.
2. Hồ chứa thủy lợi
Trên cả nước có tổng số 6.750 hồ. Dung tích trung bình đạt từ 20 - 100% DTTK, cụ thể:
- Bắc Bộ: 2.543 hồ, dung tích trung bình đạt 35 - 100% DTTK. Có 10 hồ chứa đang tích nước ≥100% DTTK[2].
- Bắc Trung Bộ: 2.323 hồ, dung tích trung bình đạt 30 - 80% DTTK. Có 11 hồ chứa đang tích nước ≥100%DTTK[3].
- Nam Trung Bộ: 517 hồ, dung tích trung bình đạt từ 19 - 65% DTTK.
- Tây Nguyên: 1.246 hồ, dung tích trung bình đạt từ 68 - 91% DTTK. Có 05 hồ chứa đang tích nước ≥100%DTTK[4].
- Nam Bộ: 121 hồ, dung tích trung bình đạt từ 70 - 85% DTTK.
- Tình hình an toàn công trình: Không có sự cố mất an toàn.
3. Tình hình đê điều:
Trong ngày trực ban không nhận được thêm thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
- Trong ngày Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã có văn bản số 438/VPTT ngày 01/10/2021 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đề nghị chủ động ứng phó với khả năng xuất hiện ATNĐ, bão trên biển Đông.
- Sáng ngày 01/10, đoàn công tác của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo do Phó Chánh văn phòng, Phó Tổng cục trưởng Phạm Đức Luận dẫn đầu đã đi kiểm tra các sự cố đê điều xảy ra trên trên các tuyến đê hữu Đà, hữu Hồng và hữu Đáy, TP Hà Nội
- Các tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo công tác ứng phó với khả năng xuất hiện bão trên biển Đông.
- Các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai để chủ động các biện pháp ứng phó.
V. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động các biện pháp sẵn sàng ứng phó với khả năng xuất hiện ATNĐ, bão trên biển Đông theo nội dung văn bản số 438/VPTT ngày 01/10/2021 của Văn phòng thương trực BCĐ QGPCTT.
- Các tỉnh vùng núi, trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chủ động ứng phó với lũ quét, sạt lở, mưa dông lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh..
- Tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.