Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban ngày 9/11/2020



   

    I. DIỄN BIẾN BÃO VÀ MƯA LŨ

  1. Diễn biến bão:

Hồi 07h/10/11, tâm bão ở khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định - Ninh Thuận khoảng 70km; gió cấp 8, 9, giật cấp 11.

Gió thực đo lúc 4h00 ngày 10/11: Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió cấp 7, giật cấp 8; An Nhơn (Bình Định) cấp 7, giật cấp 9; Cù Lao Tràm (Quảng Nam) cấp 6.

Dự báo, trong 12h tới, bão đi sâu vào đất liền và suy yếu thành ATNĐ.

Ngoài ra, theo thông tin của một số đài Quốc tế, phía Đông Philippin, cơn bão VAMCO đang hoạt động, dự kiến đi vào biển Đông trong ngày 12/11 với cường độ rất mạnh.

  1. Tình hình mưa:

Từ 19h/08/11đến 7h/10/11, các tỉnh từ Quảng Nam – Khánh Hòa có mưa 100-150mm, một số trạm mưa lớn như: Tam Trà (Quảng Nam) 296mm, Trà Thanh (Quảng Ngãi) 395mm, Ba Lễ (Quảng Ngãi) 251mm, Hòa Thịnh (Phú Yên) 301mm, Hoa Sơn (Khánh Hòa) 297mm.

Dự báo: do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12, từ ngày 10-12/11, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bắc Khánh Hòa có mưa 200-400mm/đợt, có nơi trên 450mm; Quảng Bình, Nam Khánh Hòa và Tây Nguyên mưa 100-200mm/đợt.

  1. Tình hình lũ:

Từ đêm 12/11 đến 13/11, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện 01 đợt lũ; các sông từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị.

II. CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ TÁC ĐỘNG DO BÃO SỐ 12

Khu vực từ Bình Định – Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.

  1. Tuyến biển:

- Tính đến 6h00 ngày 10/11/2020, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.752 phương tiện/289.004 người (hiện tất cả tàu thuyền đã vào nơi tránh trú hoặc thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão).

- Tính đến 16h00 ngày 09/11, đã thông báo, kiểm đếm 926 tàu vận tải tại các vùng nước, cảng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, trong đó có 196 tàu biển và 730 phương tiện thủy nội địa.

- Nuôi trồng thủy, hải sản từ Bình Định– Bình Thuận:

+ Tổng diện tích: 13.620ha[1], đặc biệt tại 02 tỉnh: Bình Định (3.835), Khánh Hòa (3.780).

+ Số lồng bè: 177.614 lồng, bè[2], đặc biệt tại 02 tỉnh: Phú Yên (81.177), Khánh Hòa (91.225).

Tuyến bờ:

a) Trồng trọt: Diện tích lúa chưa thu hoạch 52.067ha/107.632ha gieo trồng (trong đó lúa giai đoạn chín là 10.154 ha; nhiều nhất Bình Định 2.684 ha, Khánh Hòa 2.500ha).

b) Chăn nuôi: Tổng gia súc hơn 2 triệu con; gia cầm hơn 20 triệu con (nhiều nhất Bình Định: 901 nghìn con gia súc, 8,207 triệu con gia cầm).

c) Đê biển:

- Tổng chiều dài các tuyến đê biển, đê cửa sông các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận là 148,2 km (33,7km đê biển; 114,5km đê cửa sông).

- Có 09 vị trí xung yếu với tổng chiều dài 1,8km (Bình Định: 01 vị trí; Ninh Thuận: 08); 06 công trình đê, kè đang thi công với tổng chiều dài 1,37km.

- Sự cố đê, kè: do ảnh hưởng của bão số 9 và mưa lũ làm sạt lở 1,6 km kè biển Tam Quan (Bình Định) hiện nay địa phương mới khắc phục tạm thời những vị trí bị sạt lở nghiêm trọng bằng bao tải cát.

Các địa phương tiếp tục triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, triển khai phương án gia cố, bảo vệ các trọng điểm xung yếu, công trình đang thi công và các sự cố đã xảy ra để ứng phó với bão.

  1. Khu vực miền núi:

- Hồ chứa thủy lợi: Hiện có 48 hồ chứa vừa và lớn từ Quảng Nam – Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên đã đầy nước (Quảng Nam: 09, Quảng Ngãi: 05, Ninh Thuận: 02, Kon Tum: 09, Gia Lai: 07, Đắk Lắc: 08, Đắk Nông: 10, Lâm Đồng: 12); 24 hồ đạt dung tích trên 90% (Khánh Hòa: 01, Ninh Thuận: 04, Kon Tum: 06, Gia Lai: 02, Đắk Lắc: 07, Đắk Nông: 02, Lâm Đồng: 02); 03 hồ đang xả tràn (Phú Ninh, Ea Soup Thượng, Krông Buk Hạ).

Khu vực Bắc Trung Bộ: 55 hồ hư hỏng; 41 hồ đang thi công.

Khu vực Nam Trung Bộ: 26 hồ hư hỏng, 32 hồ đang thi công.

Khu vực Tây Nguyên: 41 hồ hư hỏng; 43 hồ đang thi công.

- Hồ chứa thủy điện: Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có 45 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn (Bắc Trung Bộ 09; Duyên Hải Nam Trung Bộ 17; Tây Nguyên 19).

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ BÃO

  1. Trung ương

- Ban Chỉ đạo TWPCTT đã có Công điện số 36/CĐ-TW ngày 08/11/2020 về việc ứng phó với bão; các văn bản số 177/TWPCTT ngày 07/11, số 179/TWPCTT ngày 09/11/2020 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đề nghị triển khai ứng phó với bão và đảm bảo an toàn hạ du các hồ chứa.

- Các Bộ, ngành liên quan đã có công điện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp ứng phó với bão.

- Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến của bão phục vụ công tác chỉ đạo.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin cảnh báo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, mưa lũ và ngập lụt.

  1. Địa phương

- Các địa phương trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão đã triển khai thực hiện công điện, văn bản của Ban Chỉ đạo về việc ứng phó với cơn bão số 12. Trong đó, 05 tỉnh ban hành lệnh cấm biển (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận).

- 02 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đã tổ chức sơ tán 2.784 hộ/8.254 người (Phú Yên: 2.073 hộ/5.709, Khánh Hòa: 711 hộ/2.545 người) tại các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của bão, lũ đến nới an toàn; các tỉnh khác đang tiếp tục rà soát, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ để tổ chức sơ tán cho phù hợp.

IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Đối với khu vực trên biển:

- Quản lý chặt chẽ tàu thuyền tại nơi neo đậu, không để người ở lại trên các phương tiện, chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản khi bão số 12 đổ bộ.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

- Theo dõi chặt diễn biến của bão số 13 (VAMCO), thông tin kịp thời đến thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển để chủ động các biện pháp phòng tránh.

  1. Đối với khu vực đất liền:

- Tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu; tổ chức sơ tán người dân đến nơi an toàn.

- Triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, các bến đò, khu vực đường bị ngập, đã, đang và có nguy cơ xảy ra sạt lở.

- Có phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm, nhất là đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi, tập trung tại khác khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.

- Tổ chức vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du; kiểm tra việc cung cấp thông tin cho chính quyền, người dân khu vực hạ du trước khi xả lũ theo quy định; tổ chức các đoàn kiểm tra, bố trí lực lượng thường trực tại các trọng điểm đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai ven biển, đặc biệt là các vị trí bị hư hỏng, do mưa lũ vừa qua để kịp thời phát hiện và xử lý khi có sự cố.

- Chuẩn bị sẵn sàng vận hành công trình tiêu thoát nước khi có mưa lớn để bảo vệ sản xuất, đề phòng ngập úng khu vực đô thị; hướng dẫn triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản, nhất là các khu vực chăn nuôi tập trung.

- Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, bão đợt vừa qua; khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, nhất là tại các khu vực bị lũ quét, sạt lở đất và những nơi trũng, thấp còn bị ngập lụt, chia cắt./.

[1] Nuôi trồng TS (ha): Bình Định: 3.835, P.Yên: 2.628ha, K.Hòa 3.780, N.Thuận: 908, B.Thuận: 2.469.

[2] Lồng bè: B.Định: 1.118, P.Yên 81.177, K.Hòa 91.225, N.Thuận: 2.600, B.Thuận: 1.494.