Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 29/10/2021



Trên cơ sở báo cáo của các bộ phận trực[1], Văn phòng thường trực báo cáo công tác trực ban ngày 29/10/2021 như sau:

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

  1. Tình hình mưa

- Mưa ngày (từ 19h/28/10-19h/29/10): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, một số trạm có mưa lớn hơn như: Kiến Thiết (Tuyên Quang) 89mm; Việt Trì (Phú Thọ) 86mm; Vĩnh Thịnh (Thanh Hóa) 99mm; Cồn Cỏ (Quảng Trị) 92mm; Đạ Tẻh (Lâm Đồng) 71mm.

- Mưa đêm (từ 19h/29/10-07h/30/10): Khu vực Đông Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-50mm, một số trạm có mưa lớn hơn như: Kiến Thiết (Tuyên Quang) 65mm; Tam Nông (Phú Thọ) 114mm; Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) 87mm; Tam Văn (Thanh Hóa) 70mm;  Lộc Tiến (TT.Huế) 61mm; Bình Tân (Quảng Ngãi) 58mm.

- Mưa 3 ngày (từ 19h/26/10-19h/29/10): Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 150-200mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) 392mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 352mm; Trà Leng (Quảng Nam) 288mm; UBND xã Sông Hinh (Phú Yên) 274mm; Ea M'Đoal (Đak Lak) 261mm.

Dự báo: Từ ngày 30/10 đến 31/10, khu vực phía Đông Bắc Bộ, Nam Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa phổ biến 50-110mm, có nơi trên 130mm. Ngày 30/10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Ngãi phổ biến 40-90mm, có nơi trên 100mm.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.

  1. Tình hình lũ, lũ quét, sạt lở đất

Mực nước trên các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên đều xuống dưới BĐ1. Riêng sông Krông Ana tại Krông Buk trên BĐ1 là 0,32m và tại Giang Sơn trên BĐ1 là 1,35m.

Từ 30-31/10, trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên thượng lưu các sông ở Hà Tĩnh, Bắc Quảng Bình lên mức BĐ1, các sông ở Nam Quảng Bình lên mức BĐ1-BĐ2; các sông ở Nghệ An, hạ lưu các sông ở Hà Tĩnh còn dưới mức BĐ1. 

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.

II. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU, HỒ CHỨA

  1. Tình hình đê điều

Trên các tuyến đê sông cấp III của Nghệ An và Hà Tĩnh có 07 trọng điểm đê điều xung yếu (tuyến đê Tả Lam: 03, đê La Giang: 04); các vị trí trọng điểm đều đã được xây dựng, phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm.

  1. Tình hình hồ chứa

a) Hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung, Tây Nguyên:

- Có 60 hồ thủy điện đang điều tiết qua tràn (Bắc Trung Bộ 06 hồ, Nam Trung Bộ 18 hồ, Tây Nguyên 36 hồ).

- Một số hồ điều tiết lưu lượng lớn (Qxả/Qvề; m3/s) như: Hương Điền: 150/357, Sông Ba Hạ: 600/1025, Sông Bung 5: 266/467, Sông Bung 6: 227/495, An Khê: 150/196, Bảo Lộc: 171/190, Buôn Kuốp: 365/644, Đăk Srông 3B: 406/628, Đăk srông 3A: 563/671, Đrây HLinh 1: 502/747, Hòa Phú: 320/750, Srêpôk 3: 350/815, Srêpôk 4: 240/727.

b) Hồ chứa thủy lợi khu vực miền Trung, Tây Nguyên:

- Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa – T.T.Huế): có 1.885/2.323 hồ đầy nước (Thanh Hóa 385/610 hồ, Nghệ An 1.029/1.061 hồ, Hà Tĩnh 292/323 hồ, Quảng Bình 128/150 hồ, Quảng Trị 5/123 hồ, TT. Huế 46/56 hồ); 87 hồ đang thi công.

- Nam Trung Bộ (Đà Nẵng - Phú Yên): có 185/476 hồ đầy nước (Quảng Ngãi 112/118 hồ đầy nước, Quảng Nam 59/73 hồ, Đà Nẵng 14/19 hồ); 46 hồ xung yếu, 28 hồ đang thi công.

- Tây Nguyên: có 999/1.246 hồ đầy nước (Kon Tum 70/80, Gia Lai 24/114, Đắk Lắk 485/596, Đắk Nông 230/236, Lâm Đồng 190/220).

III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của VPTT BCH PCTT&TKCN các tỉnh Quảng Nam, Cà Mau:

- Quảng Nam: hiện còn 02 tuyến đường giao thông bị tắc (đường Trường Sơn Đông qua xã Trà Vân do sạt lở taluy và ĐT.613B qua xã Tam Hòa do nước ngập sâu).

- Cà Mau: ngày 28/10, trên địa bàn xã Tam Giang, huyện Năm Căn đã xảy ra dông lốc làm đổ sập 01 căn nhà.

IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Các tỉnh, thành phố, các Bộ ngành tiếp tục triển khai Công điện số 1420/CĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào các nội dung:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất trong những ngày tới để chủ động các biện pháp ứng phó.

- Tập trung khắc phục hậu quả mưa, lũ, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống người dân.

- Vận hành, điều tiết hồ chứa đảm bảo an toàn hạ du, dành dung tích đón lũ và đảm bảo an toàn công trình đang thi công.

- Sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người dân tại khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

- Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra

- Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu. Tăng cường lực lượng, tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo QGPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.

Tải file đính kèm

[1] Trực tổng hợp và 07 bộ phận trực: Trực điều hành liên hồ chứa; Trực đê điều; Trực ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Trực cung cấp thông tin thiên tai quốc tế; Trực cơ sở dữ liệu; Trực thông tin, truyền thông; Trực hành chính, văn thư, hậu cần.