Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 03/4/2020



BÁO CÁO

Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 03/4/2020

I.TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)

1.Tin gió mùa Đông Bắc và cảnh báo mưa lớn diện rộng, dông, lốc, sét, mưa đá ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ:

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, từ ngày 04-07/7, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nhiều khả năng xuất hiện mưa, mưa vừa, vùng núi có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa dự báo từ đêm 03-07/4 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 50-120mm/đợt, riêng vùng núi phía Bắc có nơi trên 150mm/đợt. Trong mưa dông có khả năng cao xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 17-20 độ, vùng núi có nơi từ 14-16 độ, Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh.

Từ ngày 06-09/4, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên và Tây Nguyên có khả năng xuất hiện mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh vào chiều và đêm.

Ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7.

Cấp độ rủi ro thiên tai (RRTT) do lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

2.Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc:

Do ảnh hưởng mưa lớn dự báo từ ngày 04-07/4, một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại khu vực vùng núi Bắc Bộ, đặc biệt tại các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng), huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê (tỉnh Hà Giang), huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) và các tỉnh Bắc Cạn và Yên Bái. Cấp độ RRTT: cấp 1.

3.Tình hình mưa

-Ngày 03/4: Hầu hết các khu vực trên cả nước không mưa hoặc mưa nhỏ.

-Mưa 3 ngày (từ 19h/31/3-19h/03/4): Các khu vực trên cả nước hầu như không mưa hoặc mưa nhỏ, lượng mưa phổ biến dưới 30mm, riêng trạm Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) 55mm, Phú Quốc (Kiên Giang) 31mm.

II.THỦY VĂN

- Các sông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm theo triều.

- Các sông Nam Bộ: Mực nước sông Cửu Long biến đổi theo triều. Đến ngày 07/4, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,00m; tại Châu Đốc ở mức 1,15m.

III. DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Vùng/ cửa sông/ Trạm đo mặn

Độ mặn g/l

Khoảng cách lấn sâu từ cửa biển (Ranh mặn 4g/l)

(km)

Ngày 03/04/2020

So sánh với giá trị cùng thời kỳ

So sánh với giá trị lớn nhất mùa khô   

2015 - 2016

Ngày 03/04/2016

Vùng hai sông Vàm Cỏ

 

 

 

 

 

 

- Vàm Cỏ Tây: Tại Tân An

8.9

7.2

>1.7

11,8

<2.9

120

- Vàm Cỏ Đông: Tại Bến Lức 

9.1

8.1

>1.0

12,9

<3.8

80

Vùng cửa sông Cửu Long

 

 

 

 

 

- Sông cửa Tiểu: Tại Xuân Hòa

6.5

3.2

>3.3

5,4

>1.1

57

- Sông cửa Đại: Tại Giao Hòa

8.6

7.1

>1.5

8,8

<0.2

57

- Sông Hàm Luông: Tại Mỹ Hóa

12.0

8.7

>3.3

12,4

<0.4

76

- Sông Cổ Chiên: Tại Láng Thé 

0.8

3.3

<2.5

12,4

<11.6

25

- Sông Hậu: Tại Cầu Quan

2.3

4.8

<2.5

16,5

<14.2

31

Vùng ven biển Tây trên sông Cái Lớn

 

 

 

 

 

- Sông Cái Lớn: Tại Gò Quao

15.0

15.0

0.0

22,7

<7.7

59

Nhận định: Xâm nhập mặn có xu thế duy trì/tăng trên các cửa sông Cửu Long.

IV.CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

-Ngày 03/4/2020, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT có Công văn số 109/TWPCTT-VP gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/tp khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đề nghị triển khai thực hiện Công văn số 28/TWPCTT ngày 29/3/2020 của Ban Chỉ đạo TWPCTT.

-Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/TP tổ chức trực ban, chủ động nắm bắt tình hình thời tiết và chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó; trong đó, có 31/31 tỉnh/tp khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có công văn, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Công văn số 28/TWPCTT.

V.CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1.Đề nghị các tỉnh/tp thông tin kịp thời đến ngư dân và cộng đồng để chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp với dông, lốc, sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ và gió mạnh trên biển; tiếp tục thực hiện các nội dung tại Công văn số 28/TWPCTT ngày 29/3/2020.

2.Đối với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Tiếp tục triển khai các phương án ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn; chủ động lấy nước ngọt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương./.

Tải file đính kèm