Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chuyên gia JICA: Điểm mấu chốt trong các biện pháp kiểm soát lũ thành công cho sông Tsurumi tại Nhật Bản và khuyến nghị

Sông Tsurumi dài 42.5 km với diện tích lưu vực là 235 km2 chảy từ thành phố Machida, Tokyo, qua thành phố Yokohama và thành phố Kawasaki của tỉnh Kanagawa, nằm trong Vịnh Tokyo. Dưới đây là điểm mấu chốt trong các biện pháp kiểm soát lũ thành công cho sông Tsurumi tại Nhật Bản và các khuyến nghị quan trọng trong xem xét và phát triển phương án tại các lưu vực sông còn đang nhức nhối với quá trình đô thi hóa.


Các điểm mấu chốt được trình bày tại đây

Khuyến nghị dựa trên sáng kiến của sông Tsurumi

Phù hợp với những điểm nêu trên, dưới đây là các khuyến nghị quan trọng trong xem xét và phát triển phương án tại các lưu vực sông còn đang nhức nhối với quá trình đô thi hóa.

Thứ nhất, cần áp dụng biện pháp kiểm soát dòng chảy và hạn chế thiệt hại lan rộng trước quá trình đô thị hóa (hoặc ít nhất là trước khi quá trình này hoàn thành). Một điều quan trọng nữa là lưu tâm đến việc cân bằng giữa thượng nguồn và hạ nguồn và nghĩ đến quy mô toàn lưu vực.

Thứ hai, cần tiếp tục phối hợp, thảo luận và đối thoại thẳng thắn, chân thực bỏ qua ranh giới của chính quyền trung ương và địa phương. Trong quá trình này, điều quan trọng là phải giải thích một cách đơn giản để mọi người hiểu rằng đô thị hóa có thể gây ra thiệt hại về lũ lụt, cũng như khuyến khích thảo luận nhiều hơn giữa những người phụ trách các vấn đề có ảnh hưởng đến kiểm soát lũ. Rất hữu ích khi có các học giả đứng ra dẫn dắt cho các thảo luận này.

Điều quan trọng nữa là phải có các hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ các cuộc thảo luận và đối thoại như vậy. Các văn bản, quy định để hạn chế tình trạng phát triển quá mức và hướng dẫn sử dụng đất cần được chuẩn bị sao cho phù hợp. Tất nhiên, một điều quan trọng nữa là có các công trình cải tạo của chính phủ, v.v. để cải thiện mức độ an toàn và giành được sự tin tưởng của người dân và các địa phương trong lưu vực.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chỉ rõ 'tác động' của các biện pháp này đến người dân. Cần phải cho thấy kết quả khi áp dụng các biện pháp là mức độ an toàn đã được cải thiện như thế nào, để mọi người có thể cảm nhận được tác động khi có các biện pháp đó. Nó không chỉ hữu ích khi chỉ ra lượng nước có thể chảy qua các công trình cải tạo sông mà còn để phân tích dữ liệu để cho thấy thiệt hại lần này đã giảm bao nhiêu so với các trận lũ trước đây, như đã đề cập ở trên. Mô phỏng mực nước sông sẽ cao hơn như thế nào nếu không áp dụng biện pháp nào trong lưu vực cũng là một cách hữu ích để phổ biến về tính hiệu quả. Ở Nhật Bản, ngoài các phân tích trước về hiệu quả chi phí cho các công trình cải tạo sông, người ta cũng thực hiện mô phỏng và công bố mỗi khi có lũ lụt xảy ra để mọi người có thể thấy rằng lũ lụt lần này thậm chí còn tồi tệ hơn nếu không có các biện pháp kiểm soát. Sự quan tâm của người dân đối với các biện pháp kiểm soát lũ tăng lên ngay sau trận thiên tai và với cách tận dụng thời điểm này để truyền thông, chúng ta có thể hiện thực hóa nhiều hơn nữa hiệu quả, tầm quan trọng của các biện pháp này.

SUZUKI Takashi, Cố vấn về Quản lý Rủi ro Thiên tai,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Phòng HTQT và KHCN