Khoảng 80% diện tích lãnh thổ là rừng và dọc theo biên giới tiếp giáp Lào là dãy núi Trường Sơn nối tiếp nhau, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mê Kông được hình thành bởi sông Hồng và sông Mê Kông trải rộng ở cả 2 miền Bắc và Nam. (Hình 1)

Hình 1
Đường bờ biển kéo dài khoảng 3.200 km, các bãi cát và rừng ngập mặn trải dài, các cảng quốc tế như cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Cái Mép – Chi Bài cũng đang được xây dựng ở một số địa phương. Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam với hai miền khí hậu khác nhau, miền Bắc thuộc khí hậu cận nhiệt đới bốn mùa, miền Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao quanh năm và được chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Ngoài ảnh hưởng của gió mùa, Việt Nam còn trở thành đường đi của bão và xoáy thuận nhiệt đới tập trung vào khu vực miền Trung từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, gây ra mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, làm phát sinh nhiều thiệt hại do bão lũ gây ra.
Luật Phòng, chống thiên tai (số 33/2013/QH13, sửa đổi năm 2020) chỉ ra 22 loại hình thiên tai như lũ lụt, mưa bão, sạt lở đất với số người chết trung bình mỗi năm do thiên tai trong 20 năm qua là gần 400 người, thiệt hại kinh tế chiếm 1~1.5% GDP (MARD (2020)). Trong đó, thiên tai lớn nhất là thiên tai liên quan đến nước, đặc biệt là hiện tượng lũ lụt và sạt lở đất xảy ra liên tục hàng năm. Trong 10 năm tính từ năm 2007 đến năm 2017, ước tính khoảng 90% số người chết, mất tích và thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra là có liên quan đến các thiên tai về nước như mưa bão, lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất (JICA (2018a). Trước tình hình đó, vào năm 2021, chính phủ Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030 và Tầm nhìn đến năm 2050 (số 37/2021/QĐ-TTG) (dưới đây gọi là “Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai 2030, tầm nhìn 2050). Chiến lược này đã chỉ ra các biện pháp ứng phó với từng loại thiên tai trong các khu vực, được chia thành vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải miền Trung, cao nguyên phía Tây và Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Mê Kông, các thành phố lớn, biển và hải đảo. Mục tiêu đến năm 2030 là giảm thiệt hại do mưa bão và lũ lụt xuống 50%, giảm xuống còn 1,2% GDP so với giai đoạn 2011-2020.
Trong báo cáo này, tôi muốn giới thiệu về tình hình kiểm soát lũ tại các con sông: sông Hồng sông lớn của miền Bắc, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Hương đại diện cho vùng duyên hải miền Trung và sông Mê Kông chảy qua vùng đồng bằng sông Mê Kông ở miền Nam, dựa trên các đặc điểm về lịch sử, đặc trưng của mỗi vùng.
Download báo cáo: Báo cáo nhận xét về tình hình kiểm soát lũ ở Việt Nam nhìn từ đặc điểm sông ngòi và lịch sử
TANAKA Yasuhiro