Skip Ribbon Commands
Skip to main content

THỰC TRẠNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG KHAI THÁC CÁT SÔNG Ở MỸ


Bối cảnh và tình trạng khai thác cát sông

Ngành khai thác cốt liệu được quản lý rất chặt chẽ ở Alberta, nơi các công ty phải tuân thủ nhiều luật và quy định về môi trường. Hiện tại, có hơn 20 đạo luật, chính sách và quy định của thành phố, tỉnh và liên bang để quản lý các hoạt động khai thác cốt liệu ở Alberta.

Các kế hoạch cụ thể phải được đệ trình lên Sở Môi trường Alberta trong đó trình bày chi tiết kế hoạch khai thác, chiến lược bảo tồn và kế hoạch cải tạo đối với tất cả đề xuất khai thác cốt liệu. Điều này bao gồm cả các cân nhắc đặc biệt về chất lượng nước, thảm thực vật và động vật hoang dã xung quanh. Các công ty phải nộp cho chính quyền tỉnh một khoản gọi là Bảo đảm Cải tạo (tài chính): chính phủ giữ số tiền này cho đến khi khu vực khai thác được trả về khả năng sử dụng đất tương đương.

 

Bản đồ tỉnh Alberta

Khai thác cát sông là tập quán ở Canada từ những năm 1970, đặc biệt là ở Tỉnh Alberta, nơi cung cấp khoảng 40% nhu cầu cốt liệu của địa phương. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực ngày càng tăng đối với môi trường, kể từ năm 2010, lệnh tạm ngừng khai thác cát đã được áp dụng một cách hiệu quả, thông qua ban hành Chính sách về cốt liệu của các vùng nước mặt của Alberta, đặc điểm, hiện trạng và công việc trong tương lai, Chính quyền Alberta, tháng 11 năm 2010.

Xây dựng khung quản trị

Quy định và thủ tục cấp phép

Chính sách về cốt liệu của các vùng nước mặt của Alberta (SWBAP, 2010) quy định các hoạt động khai thác cốt liệu trong luồng sông đang hoạt động thuộc các vùng nước mặt là một vấn đề đáng quan ngại vì các hoạt động có liên quan đã được chứng minh tác động tiêu cực sâu sắc đến các loài thủy sinh và môi trường sống của chúng, chất lượng nước, hình thái của lòng, bờ của vùng nước cũng như môi trường sống trên cạn ven sông. Các thay đổi vật lý đối với vùng nước mặt do khai thác cốt liệu cũng tác động xấu đến các vùng đất và kết cấu hạ tầng lân cận, cả ở thượng nguồn và hạ lưu của điểm khai thác. Tùy thuộc vào mức độ gần bờ, khai thác cốt liệu ở các khu vực bên ngoài luồng sông đang hoạt động có thể có ảnh hưởng đến các loài cá và môi trường sống của chúng. Cần có các quy trình khai thác và thực hành quản lý tốt nhất để giảm thiểu các tác động có thể xảy ra nói trên.

Theo đó, hiện tại, SWBAP đóng vai trò:

  • Hạn chế khai thác vật liệu bề mặt trong luồng sông đang hoạt động của vùng nước mặt.
  • Cho phép khai thác ở các vùng nước mặt không hoạt động (bao gồm cả bãi bồi), nơi có thể xác định và giảm thiểu rủi ro của hoạt động này.

Thiết lập khuôn khổ ra quyết định thông qua cách tiếp cận dựa trên rủi ro

Phạm Doãn Khánh