Tổng sản lượng cốt liệu toàn cầu năm 2019 (lấy dữ liệu từ các thành viên GAIN) ước tính đạt 45 tỷ tấn (bnt). Mặc dù sụt giảm 10% vào năm 2020, theo dự đoán, sẽ khôi phục ở hầu hết các khu vực (đặc biệt là ở Châu Á) vào năm 2021, với mức tăng trưởng ổn định cho đến năm 2030. Ngành công nghiệp cốt liệu đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc bất chấp đại dịch COVID-19 bùng phát từ cuối năm 2019 và chưa có dấu hiệu kiểm soát được tình hình.
Tổng sản lượng cốt liệu toàn cầu năm 2019 (lấy dữ liệu từ các thành viên GAIN) ước tính đạt 45 tỷ tấn (bnt). Mặc dù sụt giảm 10% vào năm 2020, theo dự đoán, sẽ khôi phục ở hầu hết các khu vực (đặc biệt là ở Châu Á) vào năm 2021, với mức tăng trưởng ổn định cho đến năm 2030. Ngành công nghiệp cốt liệu đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc bất chấp đại dịch COVID-19 bùng phát từ cuối năm 2019 và chưa có dấu hiệu kiểm soát được tình hình.
Theo thông tin về sản lượng năm 2019 theo quốc gia, dẫn đầu là Trung Quốc ở mức 20 tỷ tấn, sau đó là Ấn Độ, Châu Âu đứng thứ ba là nhóm Liên minh Châu Âu cùng với Vương Quốc Anh và Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) và đứng thứ tư là Hoa Kỳ. Biểu đồ hình tròn mô tả sự phân chia theo loại, 56% đá dăm và 42% cát và sỏi với phần còn lại khoảng 2% bao gồm các loại cốt liệu tái chế và cốt liệu khác (mặc dù những loại sau có thể được báo cáo ít hơn).
Biểu đồ hình tròn bên trái mô tả tỷ lệ phân chia theo vùng, dẫn đầu là Trung Quốc với 47%, tiếp theo là Ấn Độ với 16%. Việt Nam nằm trong nhóm Đông Nam Á.
Châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, sản xuất hơn 2/3 tổng cốt liệu toàn cầu và đây cũng là vùng có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Cho đến nay, cốt liệu là ngành công nghiệp khai thác lớn nhất toàn cầu. Nó là hàng hóa có khối lượng lớn, giá bán thấp (thường là 6-12 đô la Mỹ/tấn tại mỏ, nhưng có thể tăng đột biến khi nguồn cung hạn chế), dựa trên nguyên liệu sẵn có có thể khai thác được từ các nguồn khoáng sản tại chỗ. Doanh thu hằng năm toàn cầu của ngành cốt liệu ước tính đạt khoảng 350 tỷ đô la Mỹ, gần bằng doanh thu của xi măng.
Vận chuyển cốt liệu đến thị trường (thường bằng xe tải) là hoạt động kinh doanh hậu cần lớn nhất trên hành tinh với chi phí vận chuyển đến tay khách hàng thường có thể gần bằng hoặc thậm chí cao hơn giá bán tại mỏ. Tuy nhiên, cụ thể là ở Châu Á, người ta thường sử dụng tàu/sà lan để vận chuyển. Ở Singapore và một số khu vực của Trung Quốc, chi phí sản xuất cốt liệu thường thấp trong khi giá trị trường cao.
Mục đích sử dụng cốt liệu thay đổi đáng kể tùy theo quốc gia và nhu cầu xây dựng và phát triển cụ thể của quốc gia đó. Theo ước tính sơ bộ, phạm vi sử dụng cốt liệu toàn cầu có thể mô tả như sau:
Mục đích sử dụng cốt liệu theo quốc gia và nhu cầu xây dựng và phát triển
Uớc tính chi tiết các mục đích sử dụng cốt liệu toàn cầu
|
Phạm vi ước tính theo tỷ tấn/năm
|
Phạm vi ước tính theo %
|
Bê tông
|
≈20-25
|
≈45-55%
|
a. Trộn sẵn và trộn tại công trường
|
9-11
|
|
b. Các sản phẩm bê tông khác, bao gồm bê tông đúc sẵn và bê tông kiến trúc
|
5-6
|
|
c. Trộn sẵn thủ công tại công trường không hợp thức bao gồm tạo khối
|
6-8
|
|
Vật liệu xi măng kết dính và không kết dính cho nền đường, móng và vật liệu san lấp
|
15-16
|
30-36%
|
Hỗn hợp nhựa đường cho đường
|
2-3
|
5-8%
|
Đá balat đường sắt
|
1-2
|
1.5-2.5%
|
Đá armor và các loại khác
|
≈1
|
≈2%
|
Tổng
|
≈45 tỷ tấn/năm
|
100%
|
Trong tổng sản lượng cốt liệu toàn cầu 45 tỷ tấn, ước tính 25-30% là cát (thường được định nghĩa có kích thước hạt nhỏ hơn 5mm), được sử dụng trong bê tông và làm vật liệu san lấp. Con số này quy đổi tương đương với khoảng 12 tỷ tấn cát được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm, bao gồm cát khai thác từ sông, mỏ khô và cát nhân tạo. Mặc dù không có số liệu chính xác, ước tính gần đúng cho sản lượng toàn cầu hằng năm sẽ là bốn tỷ tấn cát sông, sáu tỷ tấn cát trên đất liền và hai tỷ tấn cát nhân tạo.
Áp lực môi trường đối với hoạt động khai thác cát sỏi đã đẩy mạnh thị phần của đá dăm và cốt liệu tái chế. Cát tự nhiên được phép khai thác ngày càng trở nên khan hiếm và bị hạn chế (đặc biệt ở Châu Âu), dẫn đến giá cát tự nhiên cao hơn. Vì vậy các nhà sản xuất ngày càng sẵn sàng chấp nhận cát nhân tạo (sản xuất từ đá dăm mịn) và cốt liệu tái chế (sản xuất từ vật liệu xây dựng và vật liệu phá dỡ đã qua phân loại và xử lý).
Vũ Đức Tùng