Skip Ribbon Commands
Skip to main content

KHUYẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC CÁT Ở VIỆT NAM (PHẦN 3)


Phát triển vật liệu thay thế cho cát sông

Thúc đẩy sản xuất cát nhân tạo chất lượng cao từ các mỏ đá cứng (nếu không thuộc vùng ĐBSCL, có thể lấy từmiền Trung hoặc miền Bắc), một biện pháp đang được triển khai với kinh nghiệm nổi bật từ các nghiên cứu điển hình ở một số vùng. Nghiên cứu cho thấy có một số nguồn tài nguyên đá cứng trong vùng ĐBSCL, nhưng chế độ cấp phép/cho phép cho đến nay không đủ khuyến khích phát triển.

Thúc đẩy phân loại và tái chế chất thải xây dựng và phá dỡ để sản xuất cả cốt liệu bê tông cũng như vật liệu san lấp mặt bằng cấp thấp hơn, góp phần giảm chôn lấp và vận chuyển cốt liệu, đồng thời thúc đẩy tận dụng tối ưu các chất thải cấp thấp nhưng có đặc tính trơ để nâng nền đất.

Đề xuất giới thiệu chương trình chứng nhận nguồn cung có trách nhiệm cho các loại cốt liệu xây dựng và vật liệu nâng nền đất. Chứng nhận này sẽ phải đi kèm với các nguồn cung vật liệu là cốt liệu xây dựng và vật liệu nâng nền đất, có thể phạt tiền trong trường hợp các nhà phát triển dự án xây dựng không thể xuất trình chứng nhận cho các vật liệu được sử dụng.

Tiền thuế tài nguyên, tiền phạt và tiền thu được từ các cuộc đấu giá có thể được nộp cho cơ quan quản lý để nội hóa ngoại tác các hoạt động khai thác cát và được sử dụng cho các hoạt động bảo vệ hạ lưu ĐBSCL (bao gồm: (1) chi phí nhân sự và vận hành của cơ quan này, (2) các hoạt động giám sát và thực thi, (3) chi phí cho người lãnh đạo, dự án quản lý cát hạ lưu sông Mê Công cũng như (4) các ưu đãi tài chính cho các cá nhân tích cực chống khai thác bất hợp pháp - có thể là một số hình thức tài trợ giám sát mỗi km cho cộng đồng ở mỗi bên sông). Điều quan trọng là, các chi phí bổ sung này cũng đóng góp vào chủ đích làm tăng giá cát sông (qua đó làm cho các lựa chọn vật liệu thay thế trở nên hấp dẫn hơn do có lợi về mặt kinh tế).

 Phạm Doãn Khánh