ốt liệu tái chế (RCA) thường là bê tông (hoặc mặt đường nhựa) có nguồn gốc từ phế thải xây dựng và phá dỡ đã được phân loại, sau đó được tái sử dụng trong các dự án xây dựng khác.
Nhà máy nghiền và sàng lọc
Một nhà máy nghiền và sàng lọc quy mô lớn để tái chế vật liệu xây dựng và vật liệu phá dỡ ở Hà Lan. Hoạt động này tạo ra một nguồn cốt liệu quan trọng cho các nền kinh tế đánh thuế rác thải chôn lấp cao hoặc cấm chôn lấp rác thải. RCA ngày càng có tầm quan trọng trên toàn thế giới, có thể được sử dụng cho nền đường, đắp, cốt liệu cấp phối và như một thành phần (một phần) trong cả bê tông kết cấu và phi kết cấu và trong nhựa đường. Vật liệu hạt mịn tái chế cũng có thể được sử dụng để thay thế cát tự nhiên/cát sông.
RCA làm giảm cả việc khai thác và chôn lấp khoáng sản sơ cấp và có thể (tùy thuộc vào vị trí của đơn vị tái chế) là một cách để giảm chi phí xây dựng đồng thời thúc đẩy các điểm nhãn “xanh”. Ví dụ, hệ thống chứng nhận LEED® của Mỹ công nhận bê tông tái chế trong hệ thống điểm của mình.
Ví dụ, phế thải xây dựng và phá dỡ (C&D) là lượng chất thải lớn nhất ở EU, thường chiếm khoảng một phần ba tổng lượng chất thải phát sinh. Thứ tự phát sinh lượng lớn rác thải C&D trong năm 2009 là 510 triệu tấn ở EU, 325 triệu tấn ở Mỹ và 77 triệu tấn ở Nhật Bản. Chỉ thị Khung về Chất thải của EU 2008/98/EC đã thiết lập mục tiêu 70% phế thải C&D phải được tái chế vào năm 2020. Tuy nhiên, ngoại trừ một số quốc gia thành viên, chỉ có khoảng 60% tổng số phế thải C&D được tái chế. Một số quốc gia thành viên EU đã thực hiện tăng tỷ lệ tái chế lên tới 90% đối với chất thải sẵn có tương đương với 25% thay thế cho các loại cốt liệu sơ cấp.
Dữ liệu tái chế của UEPG 2019 cho thấy tỷ lệ thay thế RCA (theo % tổng nhu cầu) ở các quốc gia Châu Âu. Đối với Bỉ, Hà Lan, Vương quốc Anh và Malta, hơn 20% tổng nhu cầu được RCA đáp ứng, nhưng con số này ở nhiều quốc gia khác là dưới 5%. Mức trung bình trên toàn Châu Âu là 11%.
Điều này đạt được thông qua các mục tiêu về chính sách, các ưu đãi tài chính (ví dụ như thuế chôn lấp và thuế cốt liệu) và thậm chí ra lệnh cấm một số loại chất thải nhất định, nhằm thúc đẩy người tiêu dùng và ngành công nghiệp giảm tỷ lệ chôn lấp. Lượng rác thải chôn lấp tỷ lệ gián tiếp với mức thuế chôn lấp và/hoặc những nơi đang áp dụng hoặc có quy hoạch lệnh cấm chôn lấp.
Thông thường, RCA có mức giá xấp xỉ 60-85% giá của cốt liệu tự nhiên. Tuy nhiên, một nhà sản xuất RCA ở EU thường hưởng lợi từ việc được trả tiền để nhận chất thải xây dựng thô đã phân loại do đơn vị phá dỡ tiết kiệm khoản phí chôn lấp. Một nghiên cứu gần đây(23) ở Pháp ước tính giá xuất xưởng của phế thải xây dựng đã phân loại khoảng 5 Euro/tấn với chi phí phân loại, nghiền, sàng lọc khoảng 8,7 Euro/tấn.
Một số rào cản phổ biến đối với tái chế và tái sử dụng phế thải C&D là thiếu niềm tin vào chất lượng của vật liệu tái chế C&D, cần sử dụng nước nhiều hơn trong bê tông (hậu quả làm giảm độ bền) và lo ngại nhiễm bẩn trong vật liệu có thể ảnh hưởng đến hiệu suất (ví dụ: trong bê tông) hoặc dẫn đến rửa trôi các chất gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, thách thức về tái chế cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu quy định về tiêu chí xử lý chất thải cuối sau tái chế. Số lượng RCA có thể được sử dụng để thay thế cốt liệu tự nhiên trong bê tông kết cấu là khác nhau nhưng thường chỉ giới hạn ở mức 20-30% theo tính toán của các chuyên gia.
Tạ Ngọc Tân