Skip Ribbon Commands
Skip to main content

GIÁM SÁT VÀ CÁC BÀI HỌC TRONG KHAI THÁC CÁT SÔNG Ở TRUNG QUỐC


  1. Giám sát mức độ tuân thủ và theo dõi hoạt động trái phép

Trước đây, các hoạt động khai thác cát trái phép chịu án phí hình sự thấp, ít khi bị kết án, và nếu có kết án thì thời hạn án thường ngắn. Giờ đây, khi Luật Tối cao được thi hành, Trung Quốc đã có cơ sở pháp lý quy định hình thức trừng phạt cứng rắn đối với hành vi khai thác cát trái phép, theo đó, những người tham gia có hành vi khai thác cát trái phép có thể bị phạt tiền và bị kết án tới bảy năm tù giam. Tuy nhiên, vẫn còn kẽ hở, khi tình trạng khai thác cát trái phép vẫn đang diễn ra bất chấp nhiều lần bị cấm.

Giám sát và xử lý khai thác cát thiếu trách nhiệm hiện có sự tham gia của bốn lĩnh vực gồm:

  • Mạng xã hội khuyến khích tố giác và tuyên truyền rộng rãi khi người dính líu đến hành vi khai thác cát trái phép trên các luồng sông bị kết án.
  • Thúc đẩy cải cách toàn diện thực thi pháp luật về quản lý đường thủy và tăng cường triển khai các đội thực thi pháp luật.
  • Tăng cường hợp tác giữa các bộ phận và thiết lập cơ chế phối hợp và ngăn chặn nhanh.
  • Thực hiện nghiêm túc chế độ cấp phép hành chính đối với hoạt động khai thác cát sông.
  1. Nhập khẩu cát có trách nhiệm

Để giảm tình trạng thiếu cát tự nhiên ở Trung Quốc cho xây dựng “kết cấu hạ tầng mới, đô thị kiểu mới và các dự án trọng điểm để phát triển quốc gia”, năm 2020, Tập đoàn Weiye China Malaysia và chính phủ Malaysia đã ký nhượng quyền khai thác cát kéo dài 15 năm và quyền thông quan cho khu vực trung lưu sông Pahang, Malaysia. Dự kiến năm 2021 sẽ hoàn thành xuất 50 triệu tấn cát sang Trung Quốc. Nhập khẩu cát (bao gồm cả các lựa chọn thay thế cát tự nhiên như M-Sand) có thể là giải pháp tiềm năng khả thi về mặt kinh tế để giải quyết tình trạng thiếu cát ngắn hạn xảy ra khi hoạt động khai thác cát bị cấm hoặc bị siết chặt.

Cũng trong năm 2020, Tập đoàn Jianming của Philippine và Đại học Xây dựng Bắc Kinh đã ký “Thỏa thuận hợp tác Nghiên Cứu - Đại học - Ngành Cát sông Tự nhiên Philippines” để thực hiện hợp tác nghiên cứu - đại học - ngành xung quanh sử dụng hiệu quả cát sông Philippines để trộn bê tông và vữa. Cát tự nhiên từ Nga, Triều Tiên và các nước khác cũng đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhằm giải quyết tình trạng thiếu cát tự nhiên ở Trung Quốc một cách hữu hiệu.

Có vẻ như, thông qua các hợp đồng nhập khẩu cát gần đây nhất, Trung Quốc đang bắt đầu đảm bảo cát nhập khẩu được khai thác từ các nguồn có trách nhiệm.

Bài học chính

  • Quyền sở hữu: tài nguyên cát và sỏi sông thuộc về cấp quốc gia/liên bang.
  • Pháp luật hướng dẫn: cả luật về môi trường và nước đều có các quy định cụ thể về khai thác cát.
  • Điều kiện cấp giấy phép: Giấy phép nêu rõ các yêu cầu về thời gian, diện tích, khối lượng, độ sâu khai thác, phương pháp khai thác, thiết bị khai thác, trình độ của nhân viên kỹ thuật và các vấn đề khác.
  • Điều kiện pháp lý trong cấp giấy phép: được phê duyệt bởi một cơ quan chính quyền cấp trung ương duy nhất.
  • Trách nhiệm cá nhân: Đối với mỗi lưu vực sông, bổ nhiệm một trưởng sông chịu trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo việc quản lý và bảo vệ các sông và hồ tương ứng.
  • Đảm bảo tuân thủ: hệ thống giám sát video, hệ thống định âm vô tuyến và định vị GPS, được tăng cường với sự giám sát và kiểm tra hằng ngày của các đội thực thi, có phương tiện truyền thông chính thống/mạng xã hội đưa tin tức và hệ thống báo cáo công khai về bất kỳ hoạt động khai thác cát trái phép nào trên các lòng sông.
  • Chế tài xử lý vi phạm: quy trình pháp lý đã được làm rõ để truy tố những người chịu trách nhiệm cho các hoạt động về các hành vi khai thác cát trái phép với mức việc phạt tiền và án tù lên đến bảy năm.

Các yêu cầu kỹ thuật: 

  • Không được tiến hành các hoạt động khai thác khi có giông bão, sương mù và gió lớn;
  • Các khu vực cấm khai thác bao gồm: công trình kiểm soát lũ sông, công trình khắc phục hậu quả sông: công trình tiêu thoát nước; các đầu mối hồ chứa; các công trình, cống quan trắc thủy văn; đường sắt; đường xa lộ; cầu; đường ống dẫn khí đốt; cáp thông tin, đường dây tải điện và các công trình phụ trợ;
  • Nghiêm cấm mọi hành vi xả dầu bằng thiết bị hoặc nước thải vào đường thủy;
  • Trong khai thác, độ dốc không được lớn hơn tỉ lệ 1:3, độ sâu khai thác tối đa phải thấp hơn 8m, phải khai thác đồng thời hai bên bờ sông để tránh tác động chênh lệch;
  • Có những ràng buộc cụ thể đối với việc lựa chọn và phê duyệt thiết bị khai thác, có chứng nhận bắt buộc đối với tàu cuốc.
  • Đảm bảo an toàn: bổ nhiệm người quản lý an toàn tại chỗ có trình độ và sử dụng thiết bị kỹ thuật an toàn.
  • Công khai thông tin: sử dụng phương tiện truyền thông và mạng xã hội để phát hiện
  • Các nguồn cát khác: cát có thể được nhập khẩu từ các nguồn quốc tế có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu.
  • Có một hiệp hội cốt liệu chuyên nghiệp và chủ động cho các đơn vị khai thác có trách nhiệm.

Mặt cần cải thiện

  • Tình trạng nới lỏng các yêu cầu về cấp phép và đảm bảo tuân thủ khi tình trạng thiếu cát đe dọa tiến độ các dự án xây dựng quan trọng đã làm giảm tính hiệu quả của các biện pháp.
  • Mức phạt vi phạm hiện tại vẫn tương đối thấp và có kẽ hở trong chế độ xử phạt ở các sông chưa được kiểm soát.
  • Các quy định pháp luật dù tương đối tốt nhưng việc thực thi các quy định này còn rất kém trong quá khứ

 Vũ Đức Tùng