- Mở đầu
Có thể nói, việc phát triển giao thông kết hợp với hệ thống đê điều để phát triển kinh tế - xã hội là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Mục đích là ngoài việc thuận tiện cho công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, vv…thì việc giao thương giữa các vùng, đặc biệt những khu vực chưa có điều kiện phát triển giao thông đang là vấn đề được quan tâm của chính quyền các cấp.
Tuy nhiên, do yếu tố tự nhiên và xã hội, hệ thống đê điều ở Việt Nam được xây dựng và nâng cấp qua nhiều thời kỳ, tuyến đê thường qua nhiều vùng địa chất phức tạp, chịu đựng điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Vì vậy, nhìn chung là tiềm ẩn nhiều khuyết tật. Các lý do đó là những nguyên nhân mà khi có yêu cầu kết hợp giao thông thì dễ xảy ra việc lún, nứt mặt đê. Các số liệu điều tra sơ bộ gần đây cho thấy, tốc độ hư hỏng do lún nứt mặt đê diễn ra rất nhanh chóng kể từ sau năm 2010 đến nay. Theo ước tính sơ bộ của Viện Thủy công [1] trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố có đê do Trung ương quản lý, hiện tượng lún nứt mặt đê chiếm đến 18,6 % chỉ đứng sau nguyên nhân thấm và sạt mái.
Chính vì vậy, việc phân tích đánh giá tìm nguyên nhân gây ra hư hỏng lún nứt mặt đê, qua đó tìm giải pháp để xử lý cho những đoạn đê đã bị hư hỏng cũng như xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật để phòng ngừa và hạn chế hiện tượng lún nứt mặt đê là việc làm cần thiết cho trước mắt và lâu dài. Đó là những vấn đề lớn, đòi hỏi phải có đầu tư nghiên cứu. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả chỉ đề cập đến một trong số những công trình đã xảy ra sự cố lún nứt là công trình đê Tả Hồng đoạn Km 81+700 đến Km 82+050 huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
Chi tiết bài báo tại file đính kèm
Bài báo khoa học