Tại Hội thảo khoa học quốc gia về kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam diễn ra sáng 24/5, ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, thực trạng ô nhiễm không khí ở các TP lớn đang diễn biến theo chiều hướng xấu.

Thứ trưởng Lê Công Thành. Ảnh: D.Linh.
Các chỉ số chất lượng không khí (AQI) thường xuyên ở mức trung bình đến kém. Đặc biệt, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội và TPHCM thường xuyên vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cao hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Không dừng lại ở đó, ô nhiễm không khí ngày càng mở rộng về mặt không gian và không còn mang tính thời điểm. Những ảnh hưởng tiêu cực đã và đang tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân, sinh hoạt đời sống, cũng như làm suy giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, các nguyên nhân gây ô nhiễm rất đa dạng. Nguồn thải chính đến từ phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng đô thị thiếu kiểm soát, khí thải từ các khu công nghiệp và việc đốt chất thải, rơm rạ.
Đặc biệt, tại Hà Nội, điều kiện thời tiết bất lợi như nghịch nhiệt, ít mưa và lặng gió trong những tháng cuối năm và đầu năm sau làm bụi mịn tích tụ nghiêm trọng. TPHCM đối mặt với mật độ giao thông cao và công nghiệp phát triển mạnh. Các yếu tố tự nhiên và ô nhiễm xuyên biên giới cũng đang được xem xét kỹ lưỡng.
Không dừng lại ở đó, ô nhiễm không khí ngày càng mở rộng về mặt không gian và không còn mang tính thời điểm. Những ảnh hưởng tiêu cực đã và đang tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân, sinh hoạt đời sống, cũng như làm suy giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, các nguyên nhân gây ô nhiễm rất đa dạng. Nguồn thải chính đến từ phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng đô thị thiếu kiểm soát, khí thải từ các khu công nghiệp và việc đốt chất thải, rơm rạ.
Đặc biệt, tại Hà Nội, điều kiện thời tiết bất lợi như nghịch nhiệt, ít mưa và lặng gió trong những tháng cuối năm và đầu năm sau làm bụi mịn tích tụ nghiêm trọng. TPHCM đối mặt với mật độ giao thông cao và công nghiệp phát triển mạnh. Các yếu tố tự nhiên và ô nhiễm xuyên biên giới cũng đang được xem xét kỹ lưỡng.

Hà Nội có nồng độ bụi mịn cao. Ảnh: Thạch Thảo
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh không khí là sự sống và vấn đề ô nhiễm không khí cần được ưu tiên hàng đầu. UNDP và WHO đang hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực quản lý và hệ thống dữ liệu.
Bà khẳng định việc ứng phó hiệu quả với ô nhiễm không khí không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn liên kết chặt chẽ với các mục tiêu về biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
Bà Khalidi kêu gọi Việt Nam xây dựng nền tảng dữ liệu vững chắc, nâng cấp hệ thống quan trắc và phát triển chính sách dựa trên bằng chứng khoa học. Một chiến lược hiệu quả cần có sự phối hợp liên ngành, chỉ đạo thống nhất và sự tham gia tích cực của toàn xã hội, đồng thời đảm bảo không bỏ lại phía sau các nhóm dễ bị tổn thương.

"Một chiến lược hiệu quả cần có sự phối hợp liên ngành, sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương và sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Tất cả cần nỗ lực để đảm bảo rằng trong hành trình phát triển, Việt Nam không để ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của ô nhiễm không khí", bà Ramla Khalidi nói.