Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 2/9/2019



Tải file đính kèm

  1. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
  2. Tin ATNĐ gần bờ và ATNĐ trên khu vực giữa biển Đông:
  3. a) Tin ATNĐ gần bờ (KAJIKI).

Hồi 04 giờ ngày 03/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ hầu như ít dịch chuyển, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển về hướng Đông, mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 16 giờ ngày 03/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 6-7, giật cấp 8-9. 

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 04 giờ ngày 04/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. 

  1. b) Tin ATNĐ trên khu vực giữa biển Đông

Hồi 04 giờ ngày 03/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 04 giờ ngày 04/9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8. 

  1. c) Cảnh báo gió mạnh và vùng nguy hiểm trên biển

Trong ngày và đêm 03/9, ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao 2,0-4,0m; biển động mạnh; ở vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới do áp thấp nhiệt đới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 13,0 độ Vĩ Bắc.

  1. Tin cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên

Hiện mực nước các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình đang lên. Hồi 04h/03/9, mực nước sông Gianh tại Đồng Tâm là: 8,80 m (trên BĐ 1: 1,80m); sông Kiến Giang tại Kiến Giang: 9,82m (trên BĐ 1: 1,82 m).

Từ ngày 03-06/9, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên khả năng xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị lên mức BĐ2-BĐ3, vùng thượng lưu các sông và các sông suối nhỏ lên trên mức BĐ3; các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1-BĐ2; các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi dao động trên dưới mức BĐ1.

Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp, đô thị các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất:  Cấp 1

  1. Tin cảnh báo mưa dông, gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển phía Nam 

Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam cường độ mạnh nên ngày và đêm 03/9, các vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. 

Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Sóng biển cao 2,5-3,5m. Biển động mạnh. 

 Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

  1. Tình hình mưa:

4.1. Mưa ngày:

Từ 19h ngày 01/9 đến 19h ngày 02/9, các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, một số trạm mưa lớn như: Vinh (Nghệ An): 122 mm; Hà Tĩnh (Hà Tĩnh): 251 mm; La Khê (Hà Tĩnh): 215 mm; Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh): 230 mm; Mai Hóa (Quảng Bình): 219 mm; Lệ Thủy (Quảng Bình): 134 mm; Trường Sơn (Quảng Bình): 137 mm; Cồn Cỏ (Quảng Trị): 129 mm; Kon Tum (Kon Tum): 77mm.

4.2. Mưa đêm:

Từ 19h ngày 02/9 đến 07h ngày 03/9, các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa, trong đó các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50-150 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Vinh (Nghệ An): 159 mm; Hương Khê (Hà Tĩnh): 266 mm; Trường Sơn (Quảng Bình): 184 mm; Khe Sanh (Quảng Trị): 168 mm; Đầu Mẫu (Quảng Trị): 207 mm; Gia Vòng (Quảng Trị): 212 mm; Huế (Thừa Thiên Huế): 193 mm.

4.3. Mưa 3 ngày:

Từ 19h ngày 30/8 đến 19h ngày 02/9, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 đến 200mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: : Sa Pa (Lào Cai): 215 mm; Ngòi Thia (Yên Bái): 207 mm; Cô Tô (Quảng Ninh): 259 mm; Hà Tĩnh (Hà Tĩnh): 266 mm; Kỳ Anh (Hà Tĩnh): 226 mm; La Khê (Hà Tĩnh): 225 mm; Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh): 262 mm; Mai Hóa (Quảng Bình): 222 mm.

 

4.4. Dự báo mưa:

Ngày và đêm 03/9, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (phổ biến 40-90mm/24 giờ), riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to (100-250mm/24 giờ, có nơi trên 300 mm). 

Cảnh báo: Từ ngày 03-06/9, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (phổ biến 300-500mm/đợt, riêng các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế 500-700 mm/đợt); khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to (200-300mm/đợt), Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông (100-150 mm/đợt).

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1. 

  1. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN

Theo báo cáo nhanh số 308/BC-CQTT ngày 03/9 của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng (tính đến 06h ngày 03/9), Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 phương tiện/312.630 người biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, cụ thể:

- Hoạt động khu vực QĐ Hoàng Sa: 111 tàu/814 người (Quảng Ngãi 23 tàu/196 người; Bình Định 88 tàu/618 người), các phương tiện đã nắm được thông tin về ATNĐ và đang di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm;

- Hoạt động ở khu vực biển khác: 4.279 tàu/31.513 người;

- Neo đậu tại các bến từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa: 67.072 tàu/280.303 người.

III. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU VÀ HỒ CHỨA

  1. Tình hình đê điều:

Trên hệ thống đê điều có 237 vị trí trọng điểm xung yếu; 86 công trình đang thi công dở dang ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và 04 sự cố về đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày 30, 31/8 (không thay đổi so với báo cáo nhanh ngày 01/9). Hiện địa phương đã tổ chức xử lý giờ đầu các sự cố và tiếp tục theo dõi.

  1. Tình hình hồ chứa:
  2. a) Hồ chứa thủy điện:

- Khu vực Bắc Bộ có 15/89 hồ đang vận hành xả qua tràn; khu vực Bắc Trung Bộ 05/22 hồ đang vận hành xả qua tràn; khu vực Tây Nguyên 9/67 hồ đang vận hành xả qua tràn. Các hồ vận hành bình thường theo đúng quy trình.

- Các hồ chứa thủy điện cắt lũ trên lưu vực sông Hồng ở mức thấp và đang tích nước trong thời kỳ tích lũ cuối vụ, lúc 07h00 ngày 03/9: Hòa Bình: Htl 99,34m/110m còn lại 10,66m; Sơn La: Htl 192,40m/209m còn lại 16,6m; Tuyên Quang: Htl 108,22m/115 còn lại 6,78m; Bản Vẽ: Htl 186,78m/200 còn lại 13,22m (so với mức cho phép).

  1. b) Hồ chứa thủy lợi

- Về tích nước hồ chứa:

Các hồ khu vực Bắc Bộ ở mức 70-90% dung tích thiết kế; khu vực Bắc Trung Bộ ở mức 40-60% dung tích thiết kế; khu vực Tây Nguyên ở mức 65-80% dung tích thiết kế. Hiện có 08 hồ đang vận hành xả tràn là Hồ Tràng Vinh (Quảng Ninh): 65 m3/s; Đầm Hà Động (Quảng Ninh): 30 m3/s; Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh): 20 m3/s; Vực Mấu (Nghệ An): 5 m3/s; Ayun Hạ (Gia Lai): 5m3/s; Ia Mơr (Gia Lai): 13 m3/s; Ia Ring (Gia Lai): 5 m3/s; Ea Soup thượng (Đắk Lắk): 40 m3/s.

- Tình hình xử lý các sự cố hồ chứa:

+ Tỉnh Thanh Hóa: 02 hồ chứa bị sự cố ngày 30/8 (Làng Pheo, huyện Ngọc Lặc và Nhiêu Mua, huyện Vĩnh Lộc): Địa phương đã tháo cạn nước trong hồ và đang lập phương án sửa chữa. Đối với sự cố sạt mái cuối bể tiêu năng đập dâng Khe Chon và sạt phần đất phía bờ tả đập dâng Bai Uốn cơ bản không ảnh hưởng đến an toàn công trình.

- Tỉnh Đắk Nông:

+ Sự cố xói ngầm mang cống đập Hồ Thôn 2 ngày 31/8 đã được xử lý bằng tầng lọc ngược, mực nước hồ hạ xuống 1,35m so với MNDBT. Hiện nay, Chi nhánh thủy lợi Đăk Song đã bố trí lực lượng, máy đào trực 24/24 để hạ mực nước để xử lý dứt điểm và sẵn sàng phương án mở tràn phụ để xả lũ khi có mưa lũ bất thường.

+ Sự cố hồ Đăk Nang, xã Đăk Nang, huyện Krông Nô: Ngày 01/9, xuất hiện 03 bè cỏ trôi đến đập trong đó 01 bè cỏ trôi vào tràn xả lũ, gây nguy cơ ách tắc dòng chảy, làm mất an toàn công trình. Công ty KTCTrTL Đăk Nông và dân quân tự vệ xã Đăk Nang đã tổ chức trục vớt các bè cỏ để đảm bảo công trình vận hành thông suốt, đến 16h ngày 02/9 đã hoàn thành.

  1. TÌNH HÌNH NGẬP ÚNG VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
  2. Tình hình ngập úng

Tính đến 10h00’ ngày 02/9, tỉnh Thanh Hóa còn khoảng 4.483 ha bị ngập, úng (lúa 4.154 ha; rau mầu, cây hàng năm 330 ha). Hiện địa phương đang vận hành 43 trạm bơm tiêu úng.

  1. Tình hình sản xuất nông nghiệp

- Các tỉnh Bắc Trung Bộ:

+ Lúa hè thu: Đã thu hoạch được khoảng 143.000/165.000 ha, đạt 87%; còn lại 22.000 ha dự kiến đến 05/9 sẽ thu hoạch xong.

+ Lúa mùa: Đã thu hoạch 11.000 ha/158.000 ha (11.000 ha thu hoạch tập trung ở Thanh Hóa); còn lại 147.000 ha đang ở giai đoạn chín sắp thu hoạch.

- Các tỉnh Nam Trung Bộ:

+ Lúa hè thu: Đã thu hoạch được khoảng 105.000/176.000 ha, đạt 60%; còn lại 71.000 ha dự kiến đến 10/9 sẽ thu hoạch xong.

+ Lúa mùa: Đã gieo cấy được khoảng 57.000/136.000 ha. Diện tích đã thu hoạch đạt 17.000/57.000 ha, còn lại 40.000 ha dự kiến đến 10/9 sẽ thu hoạch xong.

  1. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 4
  2. Nhà ở bị hư hại, tốc mái: 1.360 nhà (tăng 05 nhà tại Thanh Hóa so với báo cáo ngày 01/9).
  3. Về nông nghiệp:

- Lúa bị đổ: 10.145ha (tăng 60ha tại Thanh Hóa).

- Gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi: 11.937 con (tăng 5.270 con tại Thanh Hóa).

- Thủy sản bị thiệt hại: 1.231 ha (tăng 32 ha tại Thanh Hóa).

Các số liệu khác không thay đổi so với báo cáo nhanh ngày 01/9.

  1. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI
  2. Trung ương:

- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã có Công điện số 15/CĐ-TW ngày 02/9/2019 gửi các tỉnh, thành phố khu vực ven biển và khu vực Tây Nguyên đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với ATNĐ, gió mạnh trên biển và mưa lớn diện rộng;

- Đã duy trì 377.479 bộ đội, dân quân/2.336 phương tiện sẵn sàng ứng phó ATNĐ; bộ đội Biên phòng các tỉnh tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa duy trì 7.760 CBCS/281 phương tiện.

- Tổng cục Thủy lợi đã có Công điện số 08/CĐ-TCTL-ATĐ ngày 02/9/2019 đề nghị các địa phương tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng cho cây trồng;

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT thường xuyên cung cấp thông tin về dự báo, cảnh báo diễn biến ATNĐ trên biển Đông, gió mạnh trên biển và mưa lớn diện rộng đến các địa phương để theo dõi và chủ động các phương án phòng tránh.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông về diễn biến ATNĐ trên Biển Đông, gió mạnh trên biển và mưa lớn phục vụ việc chỉ đạo phòng chống.

  1. Địa phương:

- Các tỉnh/thành phố khu vực ven biển và Tây Nguyên đã tổ chức thực hiện nội dung Công điện số 15/CĐ-TW ngày 02/9/2019 của Ban Chỉ đạo TWPCTT, trong đó 19 tỉnh/TP ban hành Công điện, văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với ATNĐ và mưa lũ; 6 tỉnh/TP tiếp tục có báo cáo về kết quả thực hiện; 10 tỉnh đã tổ chức cấm biển (Quảng Ninh (cấm ở đảo Cô Tô) và các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi);

- Tiếp tục tập trung tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão số 4;

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến của ATNĐ trên biển Đông, gió mạnh trên biển và mưa lớn diện rộng.

VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Thực hiện nghiêm Công điện số 14/CĐ-TWPCTT ngày 01/9/2019; 15/CĐ-TWPCTT ngày 02/9/2019 của Ban chỉ đạo TWPCTT, trong đó tập trung triển khai một số nội dung sau:

  1. Cơ quan chuyên môn

- Cơ quan dự báo thường xuyên theo dõi, thông tin kịp thời, chính xác diễn biến 02 ATNĐ, cảnh báo mưa lớn và gió mùa Tây Nam; biên tập gửi các cơ quan thông tấn báo chí để phổ biến, thực hiện.

- Cơ quan phòng chống thiên tai các cấp tổ chức trực ban theo dõi thông tin, kịp thời tham mưu chỉ đạo ứng phó

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

- Tổng cục Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và PTNT cử đoàn kiểm tra các hồ chứa, trong đó lưu ý 03 hồ chứa lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế.; Cục Trồng trọt cử đoàn công tác đôn đốc thu hoạch nhanh nhất lúa hè thu đối với khu vực các tỉnh miền Trung; Bộ Công thương cử đoàn công tác kiểm tra các hồ thủy điện nhỏ.

  1. Đối với trên biển, trên đảo:

- Tiếp tục theo dõi ATNĐ và tình hình tàu thuyền, lồng bè, trong đó có tàu khách, tàu vận tải.

- Không để người dân quay lại lồng bè, chòi canh.

- Đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch trên trên các đảo.

  1. Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị:

- Tiếp tục kiểm tra đảm bảo an toàn cho người dân khu vực ven biển có nguy cơ rủi ro cao; an toàn giao thông, khai giảng năm học mới.

- Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa Hè Thu.

- Tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn đê điều (trong đó có khu vực đê biển Tây).

- Chủ động tiêu nước đệm, vận hành bơm tiêu úng.

  1. Đối với khu vực miền núi, trung du và Tây Nguyên:

- Tổ chức lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven sông suối, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy lũ quét, sạt lở đất; Khơi thông ngay các điểm bị tắc nghẽn dòng chảy; tuần tra, canh gác các khu vực ngầm tràn, sạt lở...

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa nhất là hồ, đập xung yếu, đang thi công và thủy điện nhỏ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố;

- Sẵn sàng phương án đảm bảo giao thông, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc./.