Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 29/4/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 29/4/2023

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

  1. Tình hình thời tiết:

- Khu vực Bắc Bộ: Từ ngày 30/4-03/5, chiều tối và đêm có mưa vài nơi, riêng khu vực Tây Bắc từ 01-02/4 có mưa rào và dông rải rác; ngày nắng, phía Tây Bắc Bộ, ngày 02-03/5 có nắng nóng cục bộ.

- Khu vực Trung Bộ: Ngày 30/4, phổ biến ít mưa, ngày nắng; riêng khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 01-03/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày trời nắng, vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế ngày 02-03/5 có nắng nóng cục bộ.

- Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ ngày 30/4-03/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày trời nắng, riêng miền Đông Nam Bộ từ 01-03/5 có nắng nóng.

  1. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/28/4-19h/29/4): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Văn Chấn (Yên Bái) 134mm, Thọ Sơn (Phú Thọ) 85mm, Đàm Thủy (Cao Bằng) 84mm, Hòn Dấu (Hải Phòng) 88mm, Môn Sơn (Nghệ An) 98mm, Sơn Kim 2 (Hà Tĩnh) 123mm, Sơn Tây (Hà Tĩnh) 113mm.

- Mưa đêm (19h/29/4-07h/30/4): Khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Phố Lu (Lào Cai) 75mm, Vàng Bó (Lai Châu) 54mm, Vị Xuyên (Hà Giang) 57mm, Mường Chà (Điện Biên) 88mm, Pa Tần (Điện Biên) 65mm.

- Mưa 3 ngày (19h/26/4-19h/29/4): Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa phổ biến từ 50-90mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Than Uyên (Lai Châu) 93mm, Văn Chấn (Yên Bái) 152mm, Sơn Kim 2 (Hà Tĩnh) 123mm, Sơn Tây (Hà Tĩnh) 113mm, Môn Sơn (Nghệ An) 98mm.

II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ

- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: Độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông khoảng 45-55km.

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất trên sông Tiền, sông Hậu 25-30km.

Dự báo: Ngày 30/4, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm dần, độ mặn phổ biến tại các trạm nhỏ hơn so với độ mặn cao nhất tháng 4/2022, riêng một số trạm tại Long An, Kiên Giang có độ mặn lớn hơn.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Cấp 2.

III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, mưa đá, dông lốc đêm 28/4 - sáng 29/4 đã gây thiệt hại:

- Về nhà ở: 1.635 nhà hỏng mái, tốc mái (Cao Bằng 127, Lào Cai 122, Yên Bái 253, Phú Thọ 243, Điện Biên 113, Tuyên Quang 192, Thái Nguyên 585).

- Về nông nghiệp, chăn nuôi: 2.538ha lúa, hoa màu bị thiệt hại (Cao Bằng 51,5ha; Yên Bái 560,7ha; Phú Thọ 1.303,7ha; Điện Biên 31,9ha; Tuyên Quang 456,3ha; Thái Nguyên 133,8ha); 1.340 con gia cầm bị chết (Yên Bái 140, Thái Nguyên 1.200).

- Cơ sở hạ tầng khác: 11 trường học bị ảnh hưởng (Phú Thọ 07, Điện Biên 01, Tuyên Quang 01, Thái Nguyên 02); 40 cột điện gãy đổ (Cao Bằng 01, Yên Bái 21, Tuyên Quang 08, Thái Nguyên 10).

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên các hộ gia đình bị thiệt hại; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

  1. Trung ương

- Ngày 24/4/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có công văn số 135/VPTT gửi BCH PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

  1. Địa phương

- Các tỉnh, thành phố chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh theo công văn số 135/VPTT ngày 24/4/2023 của Văn phòng thường trực (đã có 31 tỉnh/thành đã ban hành văn bản chỉ đạo).

- Các địa phương khu vực miền núi phía Bắc huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do mưa đá, dông lốc, sớm ổn định cuộc sống; Các địa phương khu vực Nam Bộ chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn.

V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
  2. Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh theo công văn số 135/VPTT ngày 24/4/2023.

3. Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file đính kèm