BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 27/9/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ
Đêm ngày 28/9, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc
Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét: Cấp 1.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/26/9-19h/27/9): Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 30-50mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Trà Leng (Quảng Nam) 74mm; Cát Tiên (Lâm Đồng) 81mm; Bình Đại (Bến Tre) 91mm; Phú Tân (Cà Mau) 96mm.
- Mưa đêm (19h/27/9-07h/28/9): Các khu vực trên cả nước có mưa rải rác, lượng mưa phổ biến dưới 20mm; riêng các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Nghệ An, Đắk Nông có mưa từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Trung Thành (Hà Giang) 86mm; Nà Pặc (Bắc Kạn) 50mm; Mường Lống (Nghệ An) 42mm; Ðắk Mil (Đắk Nông) 40mm.
- Mưa 3 ngày (19h/24/9-19h/27/9): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 80-120mm (tập trung ngày 25/9), một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Trà Leng (Quảng Nam) 213mm; Cát Tiên (Lâm Đồng) 204mm; Đăk Lua (Đồng Nai) 214mm; Ngọc Chánh (Cà Mau) 135mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ: Mực nước hầu hết các sông khu vực Bắc Bộ biến đổi chậm, đang ở mức dưới BĐ1; cục bộ một số sông vẫn duy trì ở mức BĐ1-trên BĐ2. Mực nước lúc 07h/28/9 trên một số sông như sau:
- Trên sông Bùi tại Yên Duyệt 6,53m, trên BĐ2 0,03m.
- Trên sông Tích tại Kim Quan 7,91m, trên BĐ2 0,31m.
2. Các sông khu vực Trung Bộ: Mực nước trên các sông khu vực Bắc Trung Bộ đang xuống; mực nước thượng lưu các sông khác biến đổi chậm, hạ lưu dao động theo triều và điều tiết hồ chứa.
3. Các sông Nam Bộ:
Mực nước trên sông Đồng Nai tại trạm Tà Lài có dao động; mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên. Đến ngày 01/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 3,42m, tại Châu Đốc ở mức 3,02m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
MNDBT
(m)
|
Sơn La
|
7h
|
27/9
|
214,81
|
118,16
|
1.087
|
2.138
|
215
|
28/9
|
214,95
|
117,02
|
439
|
436
|
Hòa Bình
|
7h
|
27/9
|
116,93
|
11,48
|
1.202
|
2.148
|
117
|
28/9
|
116,93
|
11,35
|
1.490
|
2.060
|
Tuyên Quang
|
7h
|
27/9
|
118,33
|
49,20
|
405
|
385
|
120
|
28/9
|
118,25
|
50,15
|
477
|
584
|
Thác Bà
|
7h
|
27/9
|
57,50
|
23,49
|
235
|
267
|
58
|
28/9
|
57,55
|
20,75
|
336
|
0
|
2. Hồ chứa thủy lợi:
Theo báo cáo của Cục Thuỷ lợi (tính đến 17h00 ngày 27/9/2024):
- Bắc Trung Bộ: Tổng số 2.323 hồ, dung tích các hồ chứa ở mức trung bình đạt 35-84% dung tích thiết kế; hiện có 145 hồ hư hỏng, xuống cấp và 52 hồ đang thi công.
- Nam Trung Bộ: Tổng số 517 hồ, dung tích đang ở mức thấp, đạt 30-57% dung tích thiết kế; hiện có 26 hồ hư hỏng, xuống cấp và 19 hồ đang thi công.
3. Tình hình đê điều
Theo báo cáo của các địa phương, do mưa lũ sau bão số 3, số 4 đến nay đã xảy ra 799 sự cố đê điều trên địa bàn 15 tỉnh/thành phố[1] (tăng 01 sự cố tại tỉnh Hà Nam so với báo cáo ngày 26/9), trong đó có 436 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên; 363 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
a) Thiệt hại do mưa dông kèm gió xoáy: Theo báo cáo của VPTT BCH PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng và An Giang, từ ngày 25-26/9/2024, mưa dông kèm gió xoáy đã làm 67 căn nhà bị tốc mái (An Giang), 135 cây ăn quả bị gãy đổ (Lâm Đồng). Ngay sau thiên tai, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
b) Thiệt hại do sạt lở đất: Theo báo cáo của VPTT BCH PCTT&TKCN tỉnh An Giang, ngày 25/9/2024, tại bờ Tây sông Tiền thuộc Tổ 7, ấp Vĩnh Bường, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu đã xảy ra sạt lở đất với diện tích 200m2 (chiều dài 20m, sâu vào bờ 10m). Hiện chính quyền địa phương đã tổ chức giăng dây và cắm biển cảnh báo, không để người dân đến gần khu vực sạt lở.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
1. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển bản tin cảnh báo thiên tai đến các địa phương để chủ động ứng phó.
2. Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để triển khai các biện pháp ứng phó; các tỉnh Bắc Trung Bộ khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 4 và mưa lũ. Hiện nay, các địa phương đang hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh môi trường, ổn định cuộc sống.
VI. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ tiếp tục đảm bảo an toàn và khắc phục sự cố đê điều; khắc phục thiệt hại do bão số 3, số 4 và mưa lũ sau bão, tìm kiếm người mất tích, dọn dẹp, vệ sinh môi trường sớm ổn định đời sống của nhân dân.
2. Tổ chức trực ban (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.
Tải file đính kèm