BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 27/9/2022
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI:
1. Diễn biến bão số 4 (NORU)
Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia: Hồi 07 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10 (Gió thực đo lúc 06h00 tại một số trạm như sau: Cồn Cỏ (Q.Trị) cấp 5; Lý Sơn (Quảng Ngãi) cấp 6; An Khê (Gia Lai) cấp 6; Pleiku (Gia Lai) cấp 5).
- Dự báo
+ Trong 12 giờ tới: bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành ATNĐ, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng AT trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng AT dưới cấp 6.
+ Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 109,5 độ Kinh Đông.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
2. Tình hình mưa (19h/26/9-06h/28/9):
- Các tỉnh Q.Trị, T.THuế, Đà Nẵng, Q.Nam, Q.Ngãi có mưa trên diện rộng, tập trung chủ yếu vào ngày và đêm 27/9, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm có nơi trên 300mm, cụ thể tại các tỉnh/TP như sau:
+ Thừa Thiên Huế: Nam Đông: 468mm; hồ nước Thủy Yên 338 mm; Thượng Lộ 399 mm;
+ Đà Nẵng: Kiểm Lâm sông Bắc 335 mm; suối Đá 319 mm.
+ Quảng Nam: Hồ Việt An 654mm; Tam Trà 377 mm; Tam Lãnh 385 mm; Tam Kỳ 363 mm; Thăng Phước 330 mm; Tam Lãnh 385 mm.
+ Quảng Ngãi: Lý Sơn 489 mm; Trà Phú 411 mm; Trà Hiệp 304mm.
- Các tỉnh Quảng Bình, Kon Tum, Bình Định, Đắk Nông rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến từ 50-100 mm, tập trung chủ yếu vào ngày và đêm 27/9.
Dự báo:
- Trong ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.
- Từ ngày 28/9 đến ngày 29/9 khu vực Bắc Trung Bộ, có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình lượng mưa phổ biến từ 70-150mm/đợt, có nơi trên 180mm/đợt.
3. Tình hình lũ: đêm 27/9 mực nước các sông từ Quảng Trị đến Bình Định đang lên, mực nước tại một số trạm thủy văn trên các sông như sau:
- Sông Thạch Hãn tại Cửa Việt 1,36m >BĐ1: 0,36 m (3h28/9)
- Sông Hương, tại Kim Long: 1,34m > BĐ1: 0,34m (01h00/28/9);
- Sông Tả Trạch, tại Thượng Nhật: 61,91m > BĐ2: 0,91m (01h00/28/9);
- Sông Cẩm Lệ tại trạm TV Cẩm Lệ 1,55m >BĐ1: 0,55m (3h28/9)
- Sông Thu Bồn tại Hội An 1,053 > BĐ2: 0,03m (3h28/9)
- Các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định: ở mức dưới BĐ1
II. TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ
1. Tình hình tàu thuyền
- Theo báo cáo của Bộ Đội biên phòng, tính đến 16h00 ngày 27/9, các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho 57.840 phương tiện/299.678 người biết diễn biến, hướng đi của bão số 4 để chủ động di chuyển vòng tránh (không có tàu thuyền trong khu vực nguy hiểm), cụ thể:
+ Neo đậu tại các bến từ Đà Nẵng đến Bình Định: 14.260 tàu/84.678 người;
+ Hoạt động và neo đậu khu vực khác: 43.580 tàu/214.991 người.
(đến 01h00 ngày 28/9 còn 60 người ở trên các thuyền neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng).
- Cấm biển: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa đã tổ chức cấm biển.
2. Tàu vận tải: Trong khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có 721 tàu, trong đó 285 tàu biển và 436 phương tiện thủy nội địa (hiện vẫn an toàn).
3. Lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản
Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Bình Định có 20.712ha và 4.571 lồng, bè (T.T.Huế 2.000; Quảng Nam 1.110; Quảng Ngãi 161; Bình Định 1.300). Các tỉnh đã tổ chức sơ tán người ở chòi canh, lồng bè và gia cố lồng bè.
4. Sơ tán dân và an toàn cho học sinh
- Về sơ tán dân: Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Bình Định đã thực hiện, hoàn thành việc sơ tán dân đến 17h ngày 27/9.
TT
|
Tỉnh
|
Kế hoạch
|
Thực hiện
|
Ghi chú
|
Hộ
|
Người
|
Hộ
|
Người
|
|
1
|
TT Huế
|
13.636
|
44.681
|
14.442
|
45.051
|
Hoàn thành
|
2
|
Đà Nẵng
|
20.200
|
80.801
|
21.655
|
75.598
|
Hoàn thành
|
3
|
Quảng Nam
|
39.309
|
133.264
|
40.105
|
124.525
|
Hoàn thành
|
4
|
Quảng Ngãi
|
21.896
|
74.406
|
23.006
|
68.034
|
Hoàn thành
|
5
|
Bình Định
|
2.350
|
9.399
|
5.109
|
14.729
|
Hoàn thành
|
|
Tổng
|
97.391
|
342.551
|
104.317
|
327.937
|
|
- Về an toàn cho học sinh: Các tỉnh ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định đã cho học sinh nghỉ học, cụ thể: tỉnh Thừa Thiên nghỉ 2 ngày 27-28/9; Đà Nẵng nghỉ từ ngày 26/9; Quảng Nam nghỉ 2 ngày 27-28/9; các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định nghỉ từ ngày 27/9.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Khu vực Bắc Trung Bộ
Tổng có 2.323 hồ (3 hồ quan trọng đặc biệt, 171 hồ lớn, 460 hồ vừa, 1.689 hồ nhỏ). Trong đó 52 hồ có tràn cửa van còn lại 2.271 hồ có tràn tự do; các hồ tích nước trung bình đạt khoảng từ 41% - 89% dung tích thiết kế; các hồ cần lưu ý gồm:
- Các hồ hư hỏng xuống cấp: 311 hồ (Thanh Hóa 88, Nghệ An 55, Hà Tĩnh 84, Quảng Bình 41, Quảng Trị 34, Thừa Thiên Huế 9).
- Các hồ chứa đang thi công: 74 hồ (Thanh Hóa 36, Nghệ An 7, Hà Tĩnh 13, Quảng Bình 18).
2. Khu vực Nam Trung Bộ
Tổng có 517 hồ, trong đó 86 hồ chứa có tràn cửa van, còn lại 431 hồ có tràn tự do, các hồ tích nước trung bình đạt khoảng từ 37% - 83% dung tích thiết kế; các hồ cần lưu ý gồm:
- Các hồ hư hỏng xuống cấp: 68 hồ (Đà Nẵng 2, Quảng Nam 17, Quảng Ngãi 3, Bình Định 8, Phú Yên 16, Khánh Hòa 6, Ninh Thuận 12, Bình Thuận 4).
- Các hồ chứa đang thi công: 39 hồ (Quảng Nam 18, Quảng Ngãi 8, Phú Yên 6, Ninh Thuận 1, Bình Thuận 6).
3. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai
Tổng có 194 hồ, tích nước trung bình đạt khoảng từ 75% - 86% dung tích thiết kế, trong đó 14 hồ có tràn cửa van, còn lại 180 hồ có tràn tự do; các hồ cần lưu ý gồm:
- Các hồ hư hỏng xuống cấp: 56 hồ (Kon Tum 32, Gia Lai 24).
- Các hồ chứa đang thi công: 9 hồ (Kon Tum 2, Gia Lai 7).
4. Tình hình đê điều
Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh hiện có 34 trọng điểm, vị trí xung yếu đã có giải pháp đảm bảo an toàn (Q.Ninh: 02; H.Phòng: 14; T.Bình: 09; N.Định: 05; N.Bình 02; T.Hóa 02); 05 công trình đê, cống, kè biển, cửa sông đang thi công dở dang (T.Bình: 01; N.Bình: 01; T.Hóa: 02; N.An: 01).
IV. TÌNH HÌNH GIAO THÔNG
1. Giao thông đường bộ: Các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã cấm đường quốc lộ 1, cụ thể: Quảng Trị (12h45, 27/9) Tỉnh Thừa Thiên Huế (21h, 27/9), Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi (20h, 27/9); Bình Định (21h/27/9).
2. Về hàng không: 10 cảng hàng không đã tạm dừng hoạt động, gồm: Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Phù Cát, Chu Lai, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Thủ tướng CP đã có Công điện số 865/CĐ-TTg ngày 27/9/2022 gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Gia Lai, Kon Tum; các Bộ, ngành tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4.
- Sáng 27/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão với 8 địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão.
- Ngày 27/9, Ban Chỉ đạo QG PCTT đã tổ chức các Đoàn công tác phối hợp với các địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 4, cụ thể:
+ Đoàn công tác của BCĐ do Phó Thủ tướng Chính phủ- Trưởng ban Lê Văn Thành đi kiểm tra công tác ứng phó với bão tại các tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.
+ Đoàn công tác của BCĐ do Bộ trưởng - Phó Trưởng Ban thường trực Lê Minh Hoan đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Đoàn công tác của BCĐ do Thứ trưởng - Phó Trưởng Ban Nguyễn Hoàng Hiệp đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão tại Quảng Ngãi, Quảng Nam.
- Chiều, đêm ngày 27/9 và sáng ngày 28/9, Phó Thủ tướng - TB đã họp trực tuyến với 8 tỉnh/tp để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
- VPTT Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp gửi tin nhắn cảnh báo bão số 4 và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh; đến 17h00 ngày 27/9, đã nhắn cho 11,27 triệu thuê bao, trong đó 4,8 triệu người qua Zalo và 6,47 triệu thuê bao qua SMS thuộc các tỉnh: Q.Trị, TT.Huế, Đ.Nẵng, Q.Nam, Q.Ngãi, B.Định, P.Yên, K.Tum, Gia Lai.
- Văn phòng thường trực tăng cường trực ban, theo dõi sát tình hình, diễn biến của bão số 4 và thường xuyên cung cấp thông tin cho các đoàn công tác và gửi các bản tin cảnh báo, dự báo đến các địa phương để chủ động chỉ đạo, ứng phó với bão.
2. Địa phương
- 16/16 tỉnh/TP từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và Gia Lai, Kon Tum đã có công điện và văn bản chỉ đạo ứng phó với bão, mưa lũ.
- Các tỉnh ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định đã chỉ đạo không cho người dân ra đường khi bảo đổ bộ.
- Các tỉnh tiếp tục thực hiện công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo.
VI. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị (Báo cáo số 07 ngày 27/9) và các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, tình hình thiệt hại ban đầu (tính đến 05h/28/9) như sau:
1. Quảng Trị: 04 người bị thương; 120 nhà bị tốc mái; 180 hàng quán ven biển hư hỏng.
2. Thừa Thiên Huế: 01 người bị thương; 01 nhà bị sập; 10 nhà bị tốc mái.
3. Đà Nẵng:
- TBA bị mất điện: 172 trạm (đã khôi phục: 89; chưa khôi phục: 83).
- Khách hàng bị mất điện: 7.832 khách hàng (đã khôi phục: 2.923; chưa khôi phục: 4.909).
- Về nhà: 02 nhà bị tốc mái
- Cây xanh ngã đổ: 75 cây
4. Quảng Nam:
- TBA bị mất điện: 3.997 trạm (chưa khôi phục); còn 372 trạm có điện.
- Khách hàng bị mất điện: 437.934 khách hàng.
5. Quảng Ngãi:
- Một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được cụ thể).
- Từ 22 giờ đến 23 giờ, các huyện đang bị cúp điện: Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Nghĩa Hành, Trà Bồng, Lý Sơn đã bị cúp điện.
- Một số cây xanh bị ngã đổ, chưa có thiệt hại.
6. Kon Tum: 6 xã trên địa bàn huyện KonPlông bị mất điện.
7. Các tỉnh Bình Định, Gia Lai: Chưa có thông tin về thiệt hại.
VII. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TIẾP TỤC TRIỂN KHAI
Thực hiện nghiêm túc Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão sau là ATNĐ, mưa, lũ.
2. Thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại; huy động lực lượng kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là giúp dân sớm ổn định sinh hoạt và sản xuất; khôi phục hệ thống điện; sửa chữa trường học bị hư hỏng; thu dọn cây ngã đổ, hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông.
3. Triển khai lực lượng, kiểm tra các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó.
4. Kiểm tra, rà soát hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là các hồ chứa nước, hệ thống đê, kè biển và cửa sông; các công trình viễn thông; các công trình đang thi công dở dang để sẵn sàng triển khai hiệu quả các phương án ứng phó.
5. Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu./.
Tải file tại đây