Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 26/10/2022



 

BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 26/10/2022

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn trên khu vực Bắc và Giữa Biển Đông; vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận

Ngày và đêm 27/10, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3,0-5,0m; vùng biển phía Bắc của khu vực Giữa Biển Đông, vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 2,0-4,0m.

Cảnh báo, ngày và đêm  28/10, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3,0-6,0m. Vùng biển phía Bắc của khu vực Giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; biển động; sóng biển cao 3,0-5,0m.

Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

2. Tin mưa dông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Ngày và tối 27/10, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét: cấp 1.

3. Tình hình mưa:

- Mưa ngày (19h/25/10-19h/26/10): Các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 70-120mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: A Lưới (Thừa Thiên Huế) 122mm, xã Trà Leng (Quảng Nam) 194mm, Trà Giáp (Quảng Nam) 212mm, Ba Lế (Quảng Ngãi) 277mm, Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 245mm, Hồ Cẩn Hậu (Bình Định) 159mm, Pờ Ê (Kon Tum) 158mm.

- Mưa đêm (19h/26/10-07h/27/10): Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 70-100mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Sông Hinh (Phú Yên) 177mm, Hồ Hoa sơn (Khánh Hòa) 107mm, Thôn 10 Xã Ea M'Đoal (Đắk Lắk) 146mm, Long Điền Tân (Bạc Liêu) 112mm.

- Mưa 3 ngày (19h/23/10-19h/26/10): Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 100-220mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Hồ chứa nước Kim Sơn (Hà Tĩnh) 449mm, Đồng Hới (Quảng Bình) 268mm, Cồn Cỏ (Quảng Trị) 262mm, Hồ chứa nước Thủy Yên (Thừa Thiên Huế) 252mm, Tam Trà (Quảng Nam) 351mm,Trà Phú (Quảng Ngãi) 382mm.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ:

Mực nước lúc 07h/27/10 trên sông Hồng tại Hà Nội là 1,76m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 1,38m.

Dự báo: Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội, sông Thái Bình tại Phả Lại tiếp tục biến đổi chậm. Đến 07h/28/10 mực nước tại Hà Nội ở mức 1,90m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ:

Hiện nay, lũ trên các sông trong khu vực ở mức BĐ1 đến BĐ2, riêng trạm Tân Mỹ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang ở mức BĐ3. Cảnh báo từ ngày 26-27/10, trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, có khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3,0-5,0m, hạ lưu từ 1,0-3,0m. Đỉnh lũ trên các sông khả năng lên mức BĐ1-BĐ2.

  1. Các sông khu vực Tây Nguyên:

Mực nước thượng lưu các sông có dao động, hạ lưu các sông dao động theo triều và điều tiết hồ chứa.

  1. Các sông Nam Bộ:

- Mực nước lúc 07h/27/10 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 13,93m.

- Mực nước cao nhất ngày 26/10 trên sông Tiền tại Tân Châu 3,25m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,06m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 3,08m (lớn hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,02m).

 Dự báo: Mực nước sông Cửu Long lên theo triều, đến ngày 30/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 3,30m; tại Châu Đốc lên mức 3,10m, các trạm hạ lưu ở mức BĐ1 – BĐ2, có nơi trên BĐ2.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa thủy lợi:

- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 2.323 hồ, dung tích từ 67-96% dung tích thiết kế; 1.319 hồ đầy nước (Thanh Hoá 320/610 hồ; Nghệ An 962/1.061 hồ; Hà Tĩnh 25/346 hồ; Quảng Bình 7/153 hồ; Thừa Thiên Huế 5/56).

- Khu vực Nam Trung Bộ: Có 517 hồ, dung tích đạt 62-95% dung tích thiết kế; 298 hồ đầy nước (Đà Nẵng 18/19 hồ; Quảng Nam 55/73 hồ; Quảng Ngãi 102/118 hồ; Bình Định 32/160 hồ; Phú Yên 40/50 hồ; Khánh Hòa 5/28 hồ; Ninh Thuận 8/21 hồ; Bình Thuận 40/48).

2. Hồ chứa thủy điện:

- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 05 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 8 - 53 m3/s.

- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Có 17 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 12 - 559 m3/s.

- Khu vực Tây Nguyên: Có 08 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 8-58m3/s.

3. Tình hình đê điều:

Trong ngày không ghi nhận thông tin sự cố đê điều.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương:

- Ngày 26/10/2022, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Công văn 551/VPTT đề nghị các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định chủ động các biện pháp ứng phó với gió mạnh trên biển.

- Ngày 25/10/2022, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Công văn 546/VPTT đề nghị BCH PCTT&TKCN các tỉnh/thành phố từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương:

- Các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo mưa lớn để chủ động các biện pháp ứng phó, trong đó, tỉnh thành phố Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi có văn bản chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lớn từ 24-26/10.

- Các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục theo dõi diễn biến của gió mạnh trên biển, thông tin đến tổ chức và người dân để có kế hoạch sản xuất phù hợp.

- Các tỉnh, thành phố Nam Bộ tiếp tục theo dõi diễn biến của triều cường, thông tin, tuyên truyền đến người dân biết để phòng tránh và có phương án sản xuất, sinh hoạt hợp lý.

V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

- Tiếp tục hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến sóng lớn trên biển, diễn biến của mưa, lũ ở các tỉnh Trung Bộ; triều cường ở Nam Bộ cập nhật thường xuyên các bản tin dự báo, cảnh báo, để thông tin đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động các biện pháp ứng phó.

- Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo tình hình với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file tại đây