BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 25/8/2022
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
1. Tin cuối cùng về cơn bão số 3
Sáng sớm 26/8, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 3) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi phía Bắc.
Hồi 01 giờ, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng gần tâm áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và tan dần.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/24/8-19h/25/8): Các khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-100mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Cô Tô (Quảng Ninh) 239mm, Lòng Dinh (Quảng Ninh) 229mm, TP. Hải Phòng (Hải Phòng) 100mm, Lương Nha (Phú Thọ) 95mm, Đèo Hạ My (Bắc Giang) 89mm, Thụy Trường (Thái Bình) 88mm.
- Mưa đêm (19h/26/8-07h/26/8): Các tỉnh Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-120mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Tiên Lãng (Hải Phòng) 357mm; Kiến An (Hải Phòng) 181mm; Cẩm Phả (Quảng Ninh) 300mm; Than Hòn Gai (Quảng Ninh) 280mm; Cổ Ngựa (Hải Dương) 177mm; Tam Dương (Vĩnh Phúc) 181mm.
- Mưa 3 ngày (19h/22/8-19h/25/8): Các khu vực trên cả nước có mưa phổ biến từ 50-100mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Lòng Dinh (Quảng Ninh) 229mm, Cát Khê (Hải Dương) 164mm, Đồng Sơn (Nam Định) 107mm, Long Uông (Tiền Giang) 144mm, Rạch Gòi (Hậu Giang) 197mm.
3. Tin cảnh báo lũ tại các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa
Từ 26-27/8, thượng lưu các sông suối khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa khả năng xuất hiện một đợt lũ. Biên độ lũ lên ở khu vực thượng lưu các sông từ 2-5m, hạ lưu từ 1-3m, đỉnh lũ trên các sông nhỏ, thượng lưu các sông ở khu vực Bắc Bộ có khả năng lên mức BĐ1-BĐ2; các sông nhỏ, thượng lưu các sông ở Thanh Hóa lên mức BĐ1. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt cục bộ tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và Thanh Hóa.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất: Cấp 1
4. Tin dự báo mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và cảnh báo dông, lốc, sét, gió giật mạnh ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Ngày 26/8, khu vực Bắc Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to và dông kèm gió giật mạnh, tổng lượng mưa tích lũy phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm; Thanh Hóa 30-60mm, có nơi trên 80mm; khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: Cấp 1.
5. Tình hình thủy văn
Mực nước trên sông Lục Nam tại trạm Cẩm Đàn (06h00/26/8) đang ở mức 43,33m trên BĐ II là 0,33m; đang có xu thế lên.
II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Tình hình hồ chứa thủy điện
a) Hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng:
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
HCP(m)
(từ 22/8 ÷15/9)
|
Sơn La
|
7h
|
25/8
|
198,58
|
115,21
|
631
|
1.187
|
209
|
26/8
|
198,57
|
114,96
|
774
|
1.052
|
Hòa Bình
|
7h
|
25/8
|
99,47
|
10,06
|
1.650
|
680
|
110
|
26/8
|
100,26
|
10,30
|
4.584
|
665
|
Tuyên Quang
|
7h
|
25/8
|
100,95
|
47,41
|
439
|
0
|
115
|
26/8
|
101,27
|
47,77
|
366
|
0
|
Thác Bà
|
7h
|
25/8
|
55,11
|
24,15
|
282
|
440
|
57
|
26/8
|
55,22
|
20,75
|
569
|
0
|
Các hồ vận hành bình thường và phát điện theo kế hoạch.
b) Hồ chứa thuỷ điện khác: Các hồ thủy điện khác khu vực Bắc Bộ, hiện mực nước ở mức cao, trong đó có 13 hồ chứa đang vận hành điều tiết qua tràn.
2. Tình hình đê điều
Trong ngày, trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng, thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng của bão số 3 đã làm:
- Quảng Ninh: ngập 14ha lúa, sạt lở cục bộ tại 10 điểm, gãy đổ 170 cây xanh và 20 cột điện, ngập cục bộ tại một số tuyến phố tại các thành phố Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, hiện nước đang rút dần.
- Hải Phòng: Ngập lụt cục bộ một số tuyến phố tại quận Kiến An, hiện nước đang rút dần.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã ban hành Công điện số 27/CĐ-QG hồi 13h00’ ngày 24/8/2022 gửi các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và các bộ, ngành để chủ động ứng phó bão, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất; Công điện số 28/CĐ-VPTT hồi 11h00’ ngày 25/8/2022 gửi các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn và các bộ, ngành để chủ động ứng phó bão, gió mạnh.
- Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo bão, mưa lũ phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, tham mưu kịp thời lãnh đạo Ban Chỉ đạo công tác chỉ đạo ứng phó; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó; tối ngày 25/8, ngay sau khi nhận được tin nhanh của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia về khả năng có thể xảy ra dông lốc cục bộ lớn do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng TT BCĐ quốc gia về PCTT đã gọi điện trao đổi với lãnh đạo UBND thành phố Móng Cái để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, TTXVN và các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin về diễn biến bão, mưa lũ, công tác chỉ đạo ứng phó của Ban Chỉ đạo.
2. Địa phương
- 15/15 tỉnh khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đã ban hành công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với diễn biến bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất theo Công điện số 27/CĐ-QG của VPTT BCĐ.
- 03/03 tỉnh, tp Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn đã ban hành văn bản chỉ đạo ứng phó với bão và gió mạnh theo Công điện số 28/CĐ-QG của VPTT BCĐ.
- Các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác ứng phó với bão, mưa lớn.
- 04 tỉnh đã bố trí lực lượng canh gác tại 36 điểm ngầm tràn bị ngập lụt (Thái Nguyên 10 điểm, Bắc Giang 05 điểm, Vĩnh Phúc 01 điểm, Hòa Bình 20 điểm).
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN.
V. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Thực hiện nghiêm túc các Công điện số 750/CĐ-TTg ngày 23/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ứng phó với động đất; Công điện số 26/CĐ-QG ngày 23/8/2022 của Ban Chỉ đạo QGPCTT về việc triển khai ứng phó với bão; Công điện số 27/CĐ-QG ngày 24/8/2022 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT về việc chủ động ứng phó với bão, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất; Công điện số 28/CĐ-VPTT ngày 25/8/2022 gửi các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn và các bộ, ngành để chủ động ứng phó bão và gió mạnh.
2. Chủ động sẵn sàng các giải pháp ứng phó với hoàn lưu sau bão./.