Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 25/5/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 25/5/202 3

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin dự báo mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh

Chiều tối và đêm 26/5, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm; khu vực vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 60mm; khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa vừa, mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

2. Tin mưa dông và cảnh báo lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Ngày và đêm 26/5, ở khu vực từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

3. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/24/5-19h/25/5): Khu vực Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Bắc Quang (Hà Giang) 97mm; Cẩm Phả (Quảng Ninh) 92mm; Bắc Sơn (Thanh Hóa) 100mm; Krông Pa (Gia Lai) 117mm; Đắk Gằn (Đắk Nông) 108mm.

- Mưa đêm (19h/25/5-07h/26/5): Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến từ 10-30mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Vàng Bó (Lai Châu) 94mm; Tiến Sơn (Hòa Bình) 66mm; Thạch Lâm (Thanh Hóa) 39mm; Bà Khốm (Nghệ An) 41mm.

- Mưa 3 ngày (19h/22/5-19h/25/5): Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa phổ biến từ 60-100mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Bắc Quang (Hà Giang) 256mm; Na Sầm (Lạng Sơn) 218mm; Đại Từ (Thái Nguyên) 184mm; Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 164mm; Nam Dong (Đắk Nông) 161mm; Ia Lốp (Đắk Lắk) 126mm.

II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ

- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất khoảng 53-58km.

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất trên sông Tiền, sông Hậu khoảng 45-50km.

Dự báo: Từ nay đến ngày 31/5, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục có xu thế giảm dần, độ mặn phổ biến tại các trạm ở mức cao hơn so với độ mặn cao nhất tháng 5/2022.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Cấp 1-2.

III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo BCN của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh Cà Mau, ngày 24/5/2023 trên địa bàn huyện Đầm Dơi, Phú Tân và Năm Căn đã xảy ra 12 vụ sạt lở đất ven sông với tổng chiều dài khoảng 355m. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Ngày 13/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 397/CĐ-TTg về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

- Ngày 22/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 441/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Ngày 18/5/2023, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 14/QGPCTT về việc đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa nước thuộc liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong mùa lũ năm 2023.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

- Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông diện rộng, mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và xâm nhập mặn.

- Các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file đính kèm