BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 24/9/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tình hình thời tiết
- Khu vực Bắc Bộ có mây, ngày nắng, đêm có mưa nhỏ vài nơi.
- Khu vự từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế: nhiều mây, phía Bắc có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây, trời nắng; phía Nam có mưa rào và dông rải rác.
- Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/23/9-19h/24/9): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: A Dơi (Quảng Trị) 50mm; Ya Xiêr 1 (Kon Tum) 60mm; Hoà Tiến (Đắk Lắk) 72mm; Rô Men (Lâm Đồng) 50mm; Vĩnh Trinh (Cần Thơ) 46mm.
- Mưa đêm (19h/24/9-07h/25/9): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến 10-20mm. Riêng có tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Trà Vinh, Bạc Liêu có mưa từ 40-70mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Đức Phổ (Lâm Đồng) 138mm; Đắk Lua (Đồng Nai) 168mm; Hiệp Thành (Bạc Liêu) 79mm.
- Mưa 3 ngày (19h/21/9-19h/24/9): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm (tập trung ngày 22-23/9), một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Km46 (Sơn La) 265mm; Lào Cai (Lào Cai) 208mm; Lũng Vân (Hoà Bình) 334mm; Vinh (Nghệ An) 310mm; Cương Gián (Hà Tĩnh) 293mm.
3. Tin động đất
Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, ngày 24/9/2024, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra 01 trận động đất với độ lớn 4,0; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ: Mực nước trên sông Hoàng Long, sông Đáy đang xuống; mực nước hầu hết các sông khác khu vực Bắc Bộ biến đổi chậm, đang ở mức BĐ1, dưới BĐ1; cục bộ một số sông vẫn duy trì ở mức BĐ2-BĐ3, trên mức BĐ3. Mực nước lúc 7h/25/9 trên một số sông như sau:
- Trên sông Bùi tại Yên Duyệt 7,28m, trên BĐ3 0,28m;
- Trên sông Tích tại Kim Quan 8,58m, trên BĐ3 0,18m;
- Trên sông Đáy tại Ba Thá 6,02m, dưới BĐ2 0,48m; tại Phủ Lý 3,80m, dưới BĐ3 0,20m.
- Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 3,06m, trên BĐ1 0,06m.
2. Các sông khu vực Trung Bộ
Hiện nay, lũ trên sông Bưởi, sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An) đã đạt đỉnh và đang xuống, mực nước các sông lúc 7h/25/9 như sau:
- Trên sông Bưởi tại Kim Tân 11,53m, dưới BĐ3 0,47m;
- Trên sông Mã tại Giàng 4,04m, trên BĐ1 0,04m;
- Trên sông Lèn tại Lèn 4,60m, dưới BĐ2 0,40m; tại Cụ Thôn 4,00m, trên BĐ3 0,50m;
- Trên sông Cả tại Chợ Tràng 2,95m, dưới BĐ1 0,05m.
3. Các sông Nam Bộ:
Mực nước trên sông Đồng Nai tại Tà Lài đang xuống chậm và ở trên mức BĐ1; mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ xuống theo triều. Đến ngày 28/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,90m, tại Châu Đốc ở mức 2,65m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
MNDBT
(m)
|
Sơn La
|
7h
|
24/9
|
215,11
|
116,39
|
1.265
|
468
|
215
|
25/9
|
215,12
|
117,13
|
878
|
1.157
|
Hòa Bình
|
7h
|
24/9
|
116,44
|
13,28
|
744
|
3.934
|
117
|
25/9
|
116,60
|
11,48
|
2.129
|
2.129
|
Tuyên Quang
|
7h
|
24/9
|
118,33
|
49,95
|
480
|
585
|
120
|
25/9
|
118,41
|
50,10
|
585
|
585
|
Thác Bà
|
7h
|
24/9
|
57,44
|
23,50
|
346
|
268
|
58
|
25/9
|
57,47
|
23,48
|
310
|
266
|
2. Hồ chứa thủy lợi:
Theo báo cáo của Cục Thuỷ lợi (tính đến 17h00 ngày 24/9/2024):
- Bắc Trung Bộ: tổng số 2.323 hồ, dung tích các hồ chứa ở mức trung bình đạt 35-75% dung tích thiết kế; hiện có 145 hồ hư hỏng, xuống cấp và 52 hồ đang thi công.
- Nam Trung Bộ: tổng số 517 hồ, dung tích đang ở mức thấp, đạt 30-57% dung tích thiết kế; hiện có 26 hồ hư hỏng, xuống cấp và 19 hồ đang thi công.
3. Tình hình đê điều
Theo báo cáo của các địa phương, do mưa lũ sau bão số 3, đến nay đã xảy ra 795 sự cố đê điều trên địa bàn 15 tỉnh/thành phố[1] (tăng 03 sự cố tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội và Nam Định so với báo cáo ngày 23/9), trong đó có 432 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên; 363 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 7h00 ngày 25/9/2024, bão số 4 và mưa lũ đã gây thiệt hại tại Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam như sau:
- Về người: 03 người chết do lũ cuốn tại Nghệ An (không thay đổi so với báo cáo ngày 23/9/2024).
- Về nhà ở: 10 nhà bị sập (Nghệ An); 371 nhà hư hỏng, tốc mái (Thanh Hoá 219, Nghệ An 95, Hà Tĩnh 28, Thừa Thiên Huế 12, Quảng Nam 17).
- Về nông nghiệp: 1.120,69ha lúa bị ngập, hư hại (Thanh Hoá 525,11ha; Nghệ An 554,77ha); 4.831,6ha hoa màu bị ngập, hư hại (Thanh Hoá 1.191,65ha; Nghệ An 3.567,8ha; Hà Tĩnh 72,15ha) và 1.404,39ha cây trồng khác (Thanh Hoá 58,4ha; Nghệ An 1.333,99ha; Hà Tĩnh 12ha).
- Về thuỷ sản: 2.377,22ha NTTS thiệt hại (Thanh Hoá 394ha; Nghệ An 1.901,72ha, Hà Tĩnh 41,5ha).
- Về chăn nuôi: 87 con gia súc (Thanh Hoá 07; Nghệ An 80) và 18.714 con gia cầm (Thanh Hoá 1.250; Nghệ An 17.464) bị chết.
- Về thuỷ lợi: 1.165m kênh mương bị sạt lở, trôi, hư hỏng; 08 công trình thuỷ lợi hư hỏng.
- Về giáo dục: 40 điểm trường bị ngập, thiệt hại.
- Về giao thông: 449 vị trí đường Quốc lộ và 399 vị trí đường tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn bị sạt lở (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh). Hiện các tuyến đường quốc lộ qua địa phận Nghệ An, Hà Tĩnh đã thông đường; riêng Thanh Hoá vẫn còn tắc đường tại 10 vị trí trên QL15, QL15C, QL16 do sạt lở.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Công tác chỉ đạo
- Ngày 22-23/9/2024, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất sau bão số 3 và thăm hỏi, động viên người dân bị thiệt hại tại tỉnh Cao Bằng, Hải Dương.
- Ngày 23/9/2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản số 7146/BNN-ĐĐ gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác tuần tra, canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.
- Ngày 22-24/9/2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành 06 Công điện về việc vận hành hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình (03 Công điện về việc mở 03 cửa xả đáy; 03 Công điện về việc đóng 03 cửa xả đáy, trong đó đóng cửa xả đáy thứ 3 vào 12h00/24/9) và 06 văn bản về đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ Hoà Bình.
- Ngày 20/9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 7073/BNN-ĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ về việc triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn trong những ngày tới.
- Ngày 23/9/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 970/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa về việc xử lý sự cố cống qua đê tả Mã, đê tả Hoàng, tỉnh Thanh Hoá. Ngay trong đêm ngày 23/9/2024, đoàn công tác do Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và PCTT làm trưởng đoàn đã có mặt tại hiện trường sự cố cống Nổ Thôn tại K26+711 đê tả Mã, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa để chỉ đạo xử lý khắc phục sự cố. Đến 10h40 ngày 24/9 địa phương đã hoàn thành trải vải bạt phía thượng lưu và đắp đê quai phía hạ lưu cống.
- Ngày 24/9/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai ban hành văn bản số 981/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định về việc xử lý sự cố cống Chi Tây tại K196+585 đê tả Đáy. Ngay trong đêm ngày 24/9/2024, đoàn công tác do Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và PCTT Vũ Xuân Thành làm trưởng đoàn đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo khắc phục sự cố cống Chi Tây tại K196+585 đê tả Đáy, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tăng cường công tác trực ban 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để triển khai các biện pháp ứng phó; các tỉnh Bắc Trung Bộ khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 4 và mưa lũ. Trong đó tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức sơ tán 3.624 hộ/13.788 người; Nghệ An di dời, sơ tán 104 hộ; Hà Tĩnh di dời, sơ tán 49 hộ; Quảng Bình di dời 55 hộ. Hiện nay, các hộ ở Hà Tĩnh và Quảng Bình đã trở về nhà.
2. Hỗ trợ của quốc tế và trong nước để khắc phục hậu quả
Đến nay, theo thống kê từ Bộ Ngoại giao, các quốc gia và tổ chức quốc tế đã cam kết hỗ trợ để khắc phục hậu quả bão số 3 là hơn 25 triệu USD, trong đó nguồn hỗ trợ bằng tiền được các tổ chức quốc tế đã thông báo qua Bộ NN&PTNT ước tính khoảng 16 triệu USD. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp cũng trực tiếp tiếp nhận hơn 220 tấn hàng cứu trợ từ các chính phủ và tổ chức quốc tế như Úc, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Nga, AHA, JICA, Samaritan’s Purse, UNICEF, Singapore với tổng giá trị quy đổi hơn 3 triệu USD. Các lô hàng cứu trợ đã được chuyển kịp thời đến các địa phương bị ảnh hưởng: Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn.
VI. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục đảm bảo an toàn và khắc phục sự cố đê điều; khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão, tìm kiếm người mất tích, dọn dẹp, vệ sinh môi trường sớm ổn định đời sống của nhân dân; các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa, An Giang khẩn trương xử lý sự cố đảm bảo an toàn đê điều theo các văn bản số 960/ĐĐ-QLĐĐ, số 961/ĐĐ-QLĐĐ, số 962/ĐĐ-QLĐĐ, số 970/ĐĐ-QLĐĐ và số 981/ĐĐ-QLĐĐ của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
2. Các tỉnh Trung Bộ khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 4 và mưa lũ sau bão.
3. Tổ chức trực ban (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.
Tải file đính kèm!