Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác Trực ban PCTT ngày 24/9/2021



 

BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 24/9/2021

  

 

Trên cơ sở báo cáo của các bộ phận trực[1], Văn phòng thường trực báo cáo công tác trực ban ngày 24/9/2021 như sau:

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Tin mưa lớn ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; cảnh báo mưa dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Dự báo, ngày và đêm 25/9, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 120mm; khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hòa Bình và phía Nam Sơn La có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 100mm; khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 30-60mm/24h, có nơi trên 80mm/24h (mưa dông tập trung vào chiều và tối).

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét và mưa đá: Cấp 1.

2. Tin động đất

Vào hồi 21h14’55’’ ngày 24/9, một trận động đất có độ lớn 2.8 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plong, Kon Tum, độ sâu chấn tiêu 8,1km. Rủi ro thiên tai cấp 0.

3. Tình hình thủy văn

 Lũ ở một số sông Hà Tĩnh, Quảng Bình và Lâm Đồng trên BĐ1, dưới BĐ2, cụ thể như sau:

 - Sông Ngàn Phố tại trạm Sơn Diệm, Hà Tĩnh (01h/25/9): 10,05m/ trên BĐ1 0,05m.

 - Sông Gianh tại trạm Đồng Tâm, Quảng Bình (03h/25/9): 10,63m/ dưới BĐ2 2,37m.

 - Sông  Cam Ly tại trạm Thanh Bình, Lâm Đồng (07h/25/9): 831,95m/ dưới BĐ2 0,05m.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/23/9-19h/24/9): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa; riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-150mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 233mm; Cẩm Phả (Quảng Ninh) 215mm; Xuân Thủy (Nam Định) 224mm; Đa Cốc (Thái Bình) 212mm; Quỳnh Lưu (Nghệ An) 174mm; Hương Quang (Hà Tĩnh) 225mm; Minh Hóa (Quảng Bình) 184mm; Ia Dom(Kon Tum) 194mm.

- Mưa đêm (19h/24/9-07h/25/9): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, riêng khu vực Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Triều Dương (Hưng Yên) 147mm; Quỳnh Phụ (Thái Bình) 199mm; Tiên Hưng (Thái Bình) 166mm; Cổ Ngựa (Hải Dương) 178mm; Tiên Lãng (Hải Phòng) 152mm; Con Cuông (Nghệ An) 110mm; Trooc (Quảng Bình) 211mm; Sơn Trạch (Quảng Bình) 174mm; Minh Hóa (Quảng Bình) 111mm.

- Mưa 3 ngày (19h/21/9-19h/24/9): Các khu vực trên cả nước có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa phổ biến dưới 200mm, một số trạm mưa lớn như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 292mm; Xuân Thủy (Nam Định) 280mm; Mỹ Lộc (Thái Bình) 255mm; Sầm Sơn (Thanh Hóa) 284mm; Tam Trà (Quảng Nam) 238mm; Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 320mm; Sơn Giang (Quảng Ngãi) 263mm; IaDom (Kon Tum) 279mm.

II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

1. Hồ thủy điện các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

      Có 220 hồ cập nhật thông tin, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực: Bắc Bộ, Tây Nguyên mực nước tăng; Đông Nam Bộ, Duyên Hải miền Trung, mực nước dao động nhẹ; Bắc Trung Bộ dao động nhẹ, mực nước các hồ thấp, một số hồ xấp xỉ mực nước chết, các hồ vận hành bình thường, cụ thể như sau:

- Khu vực Bắc Bộ: Có 15 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Pa Ke: 45/63; Sông Bạc: 25/49; Sông Chảy 6: 21/62; Sông Miện: 31/71; Sông Miện 6: 100/180; Thái An: 23/75.

- Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Có 44 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): A Lưới: 15/58; Đa Krông 1: 40/77; Đak Mi 4a: 126/230; Sông Ba Hạ: 100/500; Sông Tranh 2: 6/286;Ayun Trung: 58/94; Ayun Trung: 58/94; Bảo Lộc: 122/163; Đak Srông 3A: 184/294; ĐRây Hlinh: 300/420; Ia Grai 1: 155/175.

- Khu vực Đông Nam Bộ: Có 01 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Srok Phu Miêng: 82/424.

2. Hồ chứa thủy lợi:

- Khu vực Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ đạt từ 39-68% DTTK, một số hồ chứa đang tích nước cao như: hồ Thung Bằng 100%, Cống Khê 101%, Hao Hao 101%; hồ Cửa Ông 117%, Quỳnh Tam 101%.

- Khu vực Nam Trung Bộ có 517 hồ đạt từ 19-61% DTTK, Tây Nguyên có 1.246 hồ đạt từ 60-91% DTTK một số hồ chứa đang tích nước cao Phúc Thọ 103%, Đạ Tẻh 129% (Lâm Đồng); Đăk Rtang 104%, Đăk Nang 100% (Đắk  Nông).

III. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

Trong ngày không nhận được thông tin về sự cố đê điều.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo của VPTT Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương, tính đến 17h ngày 24/9/2021, bão số 6 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại như sau:

- Về người: 02 người mất tích (ngư dân của tàu cá BĐ 91549 TS (Bình Định); 02 người bị thương.

- Về nhà: 84 nhà hư hỏng, tốc mái (Phú Thọ: 01, Hà Tĩnh: 31, Quảng Trị: 04, Quảng Nam 14; Quảng Ngãi: 34); 47 nhà bị ngập 20-30cm (Quỳnh Lưu, Nghệ An), đến 07h/25/9 vẫn còn ngập.

- Về nông nghiệp: 130ha lúa bị gãy đổ[2]; 337ha hoa màu bị thiệt hại[3]; 240 con gia cầm bị chết.

- Về giáo dục: 02 điểm trường bị đổ tường rào (Phú Thọ).

- Về giao thông: 16 điểm sạt lở (Hòa Bình: 02, Kon Tum: 14).

- Một số sự cố khác: tại Cẩm Phả (Quảng Ninh) bị ngập cục bộ sáng 24/9, đến chiều nước đã rút; tại Quốc lộ 46 Thanh Chương (Nghệ An) bị sạt lở, đã xử lý thông tuyến. 

Các địa phương đang tiếp tục rà soát, tổng hợp thiệt hại.

V. CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO SỐ 6 VÀ ỨNG PHÓ VỚI MƯA LỚN

1. Trung ương:

- Đôn đốc các địa phương tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp chiều 23/9 và Công điện số 12/CĐ-TW ngày 23/9/2021 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSC, TT và TKCN để chủ động khắc phục hậu quả cơn bão số 6 và ứng phó với mưa lớn.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến thiên tai, chuyển các bản tin dự báo cho các địa phương để chủ động các biện pháp ứng phó.

- Giao thông trên các tuyến quốc lộ đã khắc phục ách tắc và lưu thông trở lại bình thường.

- Khôi phục lưới điện (80MW, 4% phụ tải) tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trì, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kon Tum.

2. Địa phương:

- Tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn sau bão và tổ chức khắc phục hậu quả bão số 6.

- Huy động ca nô của biên phòng Bình Định tìm kiếm 02 ngư dân mất tích.

- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khi có tình huống.

VI. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Theo dõi sát diễn biến mưa, thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh.

2. Tiếp tục tìm kiếm 02 ngư dân bị mất tích.

3. Rà soát, tổng hợp thiệt hại; huy động vật tư, phương tiện, nhân lực giúp người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống.

4. Theo dõi chặt chẽ lưu lượng đến các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước để chủ động vận hành điều tiết đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

5. Rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng thấp trũng.

6. Kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực nguy cơ ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính.

7. Tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.

[1] Trực tổng hợp và 06 bộ phận trực: Trực điều hành liên hồ chứa; Trực đê điều; Trực cung cấp thông tin thiên tai quốc tế; Trực cơ sở dữ liệu; Trực thông tin, truyền thông; Trực hành chính, văn thư, hậu cần.

[2] Lúa gẫy đổ: Hòa Bình: 13ha, Nghệ An: 03ha, Quảng Trị: 52ha, Quảng Ngãi: 06ha, Bình Thuận: 56ha.

[3] Hoa màu bị thiệt hại: Hòa Bình: 02ha, Nghệ An: 303ha, Quảng Ngãi: 01ha, Bình Định: 03ha, Bình Thuận: 28ha.

 

Tải file đính kèm