BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 24/8/2024
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An; Tin mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ
Sáng ngày 25/8, khu vực phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 100mm. Từ trưa ngày 25/8, mưa lớn ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có xu hướng giảm.
Ngày và đêm 25/8, phía Tây Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-80mm, cục bộ có nơi trên 120mm. Từ ngày 26/8, mưa lớn ở phía Tây Bắc Bộ có xu hướng giảm dần.
Ngoài ra, chiều tối và tối 25/8, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 60mm.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.
2. Tin dự báo mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển
Ngày và đêm 25/8, ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8, đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2.0m.
3. Tin dự báo nắng nóng ở Trung Bộ
Ngày 25-26/8, khu vực từ Hà Tĩnh đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Cảnh báo nắng nóng ở Trung Bộ còn có khả năng kéo dài trong những ngày tới.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.
4. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/23/8-19h/24/8): Khu vực Bắc Bộ, Thanh Hoá, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thượng Quang (Bắc Kạn) 92mm; Ngọc Lâu (Hoà Bình) 248mm; Vạn Mai (Hoà Bình) 123mm; Thạch Quảng (Thanh Hoá) 104mm.
- Mưa đêm (19h/23/8-07h/24/8): Khu vực Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Bạch Ngọc 2 (Hà Giang) 142mm; Bình Văn (Bắc Kạn) 157mm; Mường Mương (Điện Biên) 172mm; Yên Thuận (Tuyên Quang) 158mm; Vạn Xuân 1 (Thanh Hoá) 163mm; Nga My 1 (Nghệ An) 137mm;
- Mưa 03 ngày (19h/21/8-19h/24/8): Khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 100-180mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Gia Bẩy (Thái Nguyên) 294mm; Đồng Quang (Thái Nguyên) 293mm; Phúc Yên (Vĩnh Phúc) 220mm; Ngọc Lâu (Hoà Bình) 260mm; Sóc Sơn (Hà Nội) 257mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
1. Mực nước các sông khu vực Bắc Bộ: Mực nước hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình tại trạm Phả Lại biến đổi chậm; mực nước lúc 07h00 ngày 25/8 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 3,50m; sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 2,22m.
Mực nước lúc 01h/25/8:
- Trên sông Cầu tại Phúc Lộc Phương đạt đỉnh +6,71m (trên BĐ1 0,71m) lúc 19h/24/8; tại Lương Phúc là 7,27m, trên BĐ2: 0,27m (đỉnh lũ 7,34m lúc 19h/24/8); tại Đáp Cầu là 4,57m (trên BĐ1: 0,17m).
- Trên sông Thương: tại Cầu Sơn là 14,79m, dưới BĐ2 0,21m (đỉnh lũ 15,04m lúc 9h/24/8).
2. Mực nước các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.
3. Mực nước các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 28/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,20m, tại Châu Đốc ở mức 2,30m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
HCP (m)
(từ 22/8 ÷ 15/9)
|
Sơn La
|
7h
|
24/8
|
202,34
|
115,36
|
2.844
|
1.398
|
209
|
25/8
|
203,16
|
111,39
|
3714.00
|
0
|
Hòa Bình
|
7h
|
24/8
|
108,12
|
11,07
|
2.250
|
1.720
|
110
|
25/8
|
108,54
|
11,19
|
337
|
1.768
|
Tuyên Quang
|
7h
|
24/8
|
108,76
|
50,45
|
1.513
|
683
|
115
|
25/8
|
110,30
|
49,90
|
3.332
|
490,41
|
Thác Bà
|
7h
|
24/8
|
57,23
|
21,46
|
329
|
50
|
58
|
25/8
|
57,40
|
20,70
|
428
|
0
|
2. Tình hình đê điều
Trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra trong ngày.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh Cao Bằng, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất từ ngày 22-24/8/2024 đã gây thiệt hại như sau:
- Về nhà: 01 nhà bị sập hoàn toàn và 461 nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại (tăng 462 nhà so với báo cáo ngày 23/8/2024).
- Về nông nghiệp: 01ha hoa màu bị vùi lấp, cuốn trôi; 1.319ha lúa và hoa màu bị ngập úng; 15 con gia súc, 251 con gia cầm bị thiệt hại (tăng 01ha hoa màu bị vùi lập, cuốn trôi; 1.173,99 lúa và hoa màu bị ngập úng; 15 con gia súc, 251 con gia cầm so với báo cáo ngày 23/8/2024).
- Về giao thông: 69 tuyến đường GTNT tại các huyện bị sạt lở đất đá (tăng 63 tuyến đường so với báo cáo ngày 23/8/2024).
- Thiệt hại khác: 02 nhà văn hoá bị sạt lở đất đá; 03 công trình bị gẫy đổ, vùi lấp; 01 cột điện trung thế bị đổ (tăng so với báo cáo ngày 23/8/2024).
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã chỉ đạo tổ chức cắm biển cảnh báo, cử người canh gác, huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Ngày 24/8/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản số 6300/BNN-ĐĐ về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá.
- Ngày 24/8/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã ban hành văn bản số 845/ĐĐ-QLĐĐ đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.
- Ngày 23/8/2024, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã ban hành văn bản số 844/ĐĐ-QLĐĐ đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương xử lý sự cố sạt trượt mái đê tại vị trí K4+475 đê Phan - Sáu Vó.
2. Địa phương
- Các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá chủ động triển khai ứng phó với mưa lớn theo văn bản số 6300/BNN-ĐĐ ngày 24/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó 08 tỉnh/thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo[1].
- Các tỉnh/thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn đê điều theo văn bản số 845/ĐĐ-QLĐĐ ngày 24/8/2024 của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để triển khai các biện pháp ứng phó.
VI. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá, Nghệ An chủ động triển khai ứng phó với mưa lớn theo văn bản số 6300/BNN-ĐĐ ngày 24/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Các tỉnh/thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn đê điều theo văn bản số 845/ĐĐ-QLĐĐ ngày 24/8/2024 của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai; tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương xử lý sự cố sạt trượt mái đê tại vị trí K4+475 đê Phan - Sáu Vó theo văn bản số 844/ĐĐ-QLĐĐ ngày 23/8/2024 của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
3. Các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nắng nóng; các tỉnh, thành phố khu vực ven biển triển khai các biện pháp ứng phó với mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển.
4. Tổ chức trực ban (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.
[1] Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá.