Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 22/7/2024



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 22/7/2024

                                            

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp (Suy yếu từ cơn bão số 2)

Hồi 07h00 ngày 23/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9, di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 5-10km/h.

Dự báo: Đến 19h00 ngày 23/7, vị trí ở 21,6 độ Vĩ Bắc, 106,4 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc Bắc Bộ.

2. Tin dự báo mưa lớn

Từ sáng 23-24/7, Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm; Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa phổ biến từ 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.

Chiều và đêm 23/7, từ Nghệ An đến Quảng Trị, Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm.

Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

3. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/21/7-19h/22/7): Khu vực trên cả nước rải rác có mưa với lượng phổ biến từ 40-70mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Phượng Mao (Phú Thọ) 81mm, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) 90mm, Lòng Dinh (Quảng Ninh) 83mm, Tân Tiến (Bình Thuận) 82mm, Bảo Lâm (Lâm Đồng) 94mm, Phước Long (Bình Phước) 89mm.

- Mưa đêm (19h/22/7-07h/23/7): Khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng mưa từ 50-100mm; một số trạm lớn hơn như: Cát Bà (Hải Phòng) 276mm, Cát Hải (Hải Phòng) 128mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 150mm, Lòng Dinh (Quảng Ninh) 147mm; Than Hòn Gai (Quảng Ninh) 145mm, Phong Cốc (Quảng Ninh) 143mm; các tỉnh Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ mưa từ 20-70mm.

- Mưa 3 ngày (19h/19/7-19h/22/7): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa với tổng lượng phổ biến 100-150mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Mường Lống (Nghệ An) 179mm, Đức Phú (Bình Thuận) 196mm, Đạ Huoai (Lâm Đồng) 235mm, Cát Tiên (Lâm Đồng) 206mm, Kiến Đức (Đắk Nông) 199mm, Ia Dom (Kon Tum) 180mm, Phước Long (Bình Phước) 185mm.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

Mực nước lúc 07h00 ngày 23/7 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 5,30m; trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 2,18m;

Mực nước lúc 01h00 ngày 23/7 trên sông Đáy tại Phủ Lý là 3,27m, dưới BĐ2 là 0,23m; trên sông Trà Lý tại Quyết Chiến là 2,79m, trên BĐ1 là 0,09m.

Dự báo: Mực nước hạ lưu sông Hồng biến đổi chậm, đến 07h00 ngày 24/7 tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 5,15m; trong 36h tới, mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 2,70m và thấp nhất ở mức 2,00m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo điều tiết hồ chứa và thủy triều.

3. Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh theo triều. Đến ngày 26/7, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,55m, tại Châu Đốc ở mức 2,45m.

III. TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÀ KHÁCH DU LỊCH

1. Về tàu thuyền

- Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 6h00’ ngày 23/7, đã kiểm đếm, hướng dẫn: 47.676 tàu cá/192.818 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 2 để chủ động chủ động di chuyển vòng tránh. Hiện chưa có thông tin thiệt hại, sự cố về tàu cá.

- 05 tỉnh, thành phố đã có lệnh cấm biển, gồm có: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

2. Tình hình nuôi trồng thủy sản từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh (theo báo cáo của Cục Thủy sản): Có 108.674 ha diện tích và 19.343 lồng, bè nuôi trồng thuỷ sản.

3. Khách du lịch trên các đảo (tính đến 12h00 ngày 22/7):

- Tỉnh Quảng Ninh: 1.959 khách trên các tuyến đảo (Cô Tô 957, Quan Lạn 479, Minh Châu 489, Ngọc Vừng 34).

- TP Hải Phòng: 3.885 khách (435 khách quốc tế, 3.450 khách trong nước) lưu trú tại Cát Bà.

Các du khách đã nhận được thông tin về diễn biến bão số 2 và đảm bảo lưu trú an toàn.

IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

H max trước lũ (m)

(từ 20/7 ÷ 21/8)

Sơn La

7h

22/7

199,59

118,03

1.891

3.134

197,3

23/7

199,19

118

2.272

3.114

Hòa Bình

7h

22/7

105,54

14,22

4.511

5.541

101,0

23/7

104,91

14,20

4.406

5.426

Tuyên Quang

7h

22/7

105,76

50,47

555

721

105,2

23/7

105,49

50,48

392

721,43

Thác Bà

7h

22/7

55,89

20,75

530

0

56,0

23/7

55,92

20,75

390

0

* Hồ thuỷ điện Hoà Bình đang mở 02 cửa xả đáy.

2. Hồ chứa thủy lợi

- Bắc Bộ: Tổng số có 2.543 hồ chứa, dung tích đạt 65-94% dung tích thiết kế; hiện có 120 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 77 hồ chứa đang thi công[1].

- Bắc Trung Bộ: Tổng số có 2.323 hồ chứa, dung tích đạt 42-64% dung tích thiết kế; hiện có 140 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và 63 hồ chứa đang thi công[2].

3. Tình hình đê điều

Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định: có 28 trọng điểm đê điều xung yếu (Quảng Ninh 02, Thái Bình 08, Hải Phòng 10, Nam Định 08), trong đó lưu ý một số vị trí trọng điểm trên các tuyến đê trực diện biển như kè Cồn Tròn đoạn từ K20÷K21+633 và Kè Hải Thịnh 3 đoạn từ K25÷K27+060 đê biển Hải Hậu, tỉnh Nam Định; 03 công trình đang thi công gồm 02 cống qua đê tại K12+200, K13+455 đê Hà Nam (Quảng Ninh), nâng cấp đê đoạn từ K2+550÷K7+000 đê biển I (Hải Phòng).

V. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, sản xuất lúa tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như sau:

- Lúa Hè Thu: Khoảng 170.000 ha, đang giai đoạn đẻ nhánh, phân hóa đòng và trỗ.

- Lúa Mùa: Khoảng 968.000 ha, đang ở giai đoạn bén rễ, đẻ nhánh.

VI. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

1. Tỉnh Bạc Liêu: Mưa dông ngày 21/7 đã làm 03 người bị thương do cây đổ khi đang tham gia giao thông.

2. Tỉnh Nghệ An: Mưa lớn ngày 21/7 đã gây thiệt hại: 04 nhà; 39,97 ha hoa màu; 60 con gia súc, gia cầm; 2.184m2 ao cá; 05 công trình thuỷ lợi.

3. Tỉnh Đồng Tháp: Mưa kèm dông lốc ngày 22/7 đã làm 47 nhà bị hư hỏng, tốc mái.

4. Tỉnh Quảng Ninh: Gió bão làm 01 tàu xi măng dưới 15m, 01 xuồng cao tốc nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu trên đảo Cô Tô.

VII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công điện số 5175/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 19/7/2024 gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới.

- Ngày 23/7, đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác ứng phó với bão tại tỉnh Quảng Ninh; ngày 22/7, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cử đoàn công tác phối hợp chỉ đạo ứng phó với bão tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

- Các Bộ, ngành[3] đã có Công hàm, Công điện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới.

- Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã ban hành 04 công văn về việc đảm bảo an toàn cho ngư dân, tàu cá, ứng phó mưa lớn và đảm bảo an toàn đê điều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (công văn số 700/ĐĐ-ƯPKP ngày 19/7/2024, số 702/ĐĐ-ƯPKP ngày 20/7/2024, số 703/ĐĐ-QLĐĐ ngày 21/7/2024 và số 697/ĐĐ-QLĐĐ ngày 18/7/2024).

-  Phối hợp với Bộ phận hỗ trợ Zalo gửi tin nhắn khẩn cấp cảnh báo và hướng dẫn ứng phó với bão số 02 đến hơn 10,7 triệu người dân trong phạm vi 16 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.

2. Địa phương

- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó với bão[4]; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ thủy điện; tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an toàn đê điều.

- Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh - Ninh Bình cấm biển, tạm dừng cấp phép cho tàu thuyền ra khơi.

- Tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo gia cố lồng bè nuôi trồng thuỷ sản, chủ động đưa người tại các khu sản xuất trên biển lên bờ trước 16h00 ngày 22/7/2024; đảm bảo an toàn cho khách du lịch trên các đảo; rà soát phương án đảm bảo an toàn với hầm lò, bãi thải, khu vực nguy cơ ngập lụt, sạt lở; thành lập các đoàn công tác do lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo ứng phó bão, mưa lũ tại các địa phương.

- TP Hải Phòng dừng các hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, phà sông, phà biển, tuyến cáp treo Cát Hải - Phù Long, hoạt động du lịch, vui chơi giải trí tại các khu vực biển, đảo từ 12h00 ngày 22/7/2024.

VIII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Thực hiện nghiêm Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 Thủ tướng Chính phủ và các công điện, văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong đó tập trung vào các nội dung sau:

1. Đối với tuyến biển

- Kiểm tra, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu tại bến; thực hiện nghiêm lệnh cấm biển từ Quảng Ninh - Ninh Bình.

- Không để người quay lại trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thuỷ sản khi chưa có bản tin cuối cùng về cơn bão; đảm bảo an toàn cho du khách còn lưu trú trên các đảo.

2. Đối với vùng đồng bằng

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn trọng điểm đê biển xung yếu hoặc đang thi công (02 cống trên tuyến đê Hà Nam, tỉnh Quảng Ninh và tu bổ, nâng cấp đê biển I, TP Hải Phòng).

- Kiểm tra hệ thống thoát nước, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

3. Đối với miền núi phía Bắc

- Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

- Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.

- Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; sẵn sàng vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

- Kiểm tra, rà soát, triển khai công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh./.

[1] Điện Biên 5, Tuyên Quang 2, Thái Nguyên 19, Lạng Sơn 13, Sơn La 1, Phú Thọ 2, Vĩnh Phúc 4, Hà Nội 2, Hoà Bình 29.

[2] Thanh Hoá 21, Nghệ An 15, Hà Tĩnh 11, Quảng Bình 14, TT. Huế 2.

[3] Ngoại giao, Quốc phòng, Công An, Công Thương, Giao thông vận tải.

[4] 25/25 tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định, miền núi phía Bắc đã ban hành văn bản chỉ đạo.

Tải file đính kèm