BÁO CÁO
Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 22/7/2020
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT
- Tin mưa lớn và cảnh báo lốc sét, mưa đá và lũ, lũ quét, sạt lở đất khu vực Bắc Bộ:
Chiều tối và đêm 23/7, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa 10-30mm/12h, có nơi trên 50mm/12h). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá, lũ, lũ quét, sạt lở đất: cấp 1.
- Tin nắng nóng ở Trung Bộ, đồng bằng và Trung du Bắc Bộ:
Ngày 23/7, các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.
- Tình hình mưa:
- Mưa ngày (từ 19h/21/7 đến 19h/22/7): Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, mưa vừa với lượng mưa phổ biến từ 30-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Phù Yên (Sơn La) 53mm; Hàm Yên (Tuyên Quang) 64mm; Tuyên Quang (Tuyên Quang) 77mm; Tuyên Hóa (Quảng Bình) 74mm; Phù Gia (Hà Tĩnh) 56mm.
- Mưa đêm (từ 19h/22/7 đến 07h/23/7): Khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ có mưa, mưa vừa với lượng mưa phổ biến dưới 30mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Thị trấn Việt Lâm (Hà Giang) 164mm, Mường Khoa (Lai Châu) 43mm, Phước Sơn – Phước Mỹ (Quảng Nam) 58mm.
- Mưa 03 ngày (từ 19h/19/7 đến 19h/22/7): Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to phổ biến từ 50-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Thành phố Hà Giang 467mm; Đạo Đức (Hà Giang) 494mm; Bắc Quang (Hà Giang) 167mm; Bắc Mê (Hà Giang) 168mm; Vĩnh Tuy (Hà Giang) 122mm; Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) 125mm; A Lưới (Thừa Thiên Huế) 117mm.
II. THỦY VĂN
- Các sông khu vực Bắc Bộ: Mực nước sông Thao, và hạ lưu sông Hồng tiếp tục biến đổi chậm. Đến 7h/24/7 mực nước tại Hà Nội có khả năng ở mức 2,90m.
- Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa.
- Mực nước sông Cửu Long biến đổi theo triều. Đến ngày 26/7, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,20m; tại Châu Đốc ở mức 1,30m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HỒNG
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
HCP(m)
(từ 20/7 ÷ 21/8)
|
Bản Chát
|
7h
|
22/7
|
461,20
|
371,50
|
208,70
|
263,70
|
475
|
23/7
|
461,05
|
371,50
|
169,50
|
264,2
|
Huội Quảng
|
7h
|
22/7
|
369,85
|
187,85
|
325,0
|
324,70
|
370
|
23/7
|
369,75
|
187,85
|
325
|
324,80
|
Lai Châu
|
7h
|
22/7
|
272,80
|
203,83
|
1.176
|
1.319
|
295
|
23/7
|
272,29
|
204,08
|
1.145
|
1.345
|
Sơn La
|
7h
|
22/7
|
180,06
|
116,72
|
2.903
|
2.014
|
197,3
|
23/7
|
180,25
|
116,79
|
2.538
|
2.177
|
Hòa Bình
|
7h
|
22/7
|
99,77
|
13,2
|
3.178
|
2.451
|
101
|
23/7
|
99,84
|
13,25
|
2.456
|
2.456
|
Tuyên Quang
|
7h
|
22/7
|
95,37
|
50,10
|
1.843
|
542
|
105,2
|
23/7
|
96,59
|
50,20
|
1.174
|
554
|
Thác Bà
|
7h
|
22/7
|
48,50
|
20,82
|
203
|
0
|
56
|
23/7
|
48,56
|
20,82
|
389
|
0
|
Các hồ chứa hiện đang vận hành bình thường theo quy trình.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
- Tỉnh Hà Giang:
Theo báo cáo tổng hợp của tỉnh Hà Giang, tình hình thiệt hại do mưa lớn gây lũ, lũ quét, sạt lở đất từ ngày 20-21/7 như sau:
- Về người (không thay đổi so với BCN ngày 21/7/2020): 05 người chết, 2 người bị thương.
- Các thiệt hại khác (Tính đến 18h00 ngày 22/7/2020):
+ Về nhà ở: 02 nhà bị sập, cuốn trôi; 64 nhà bị thiệt hại; 2.800 nhà bị ngập.
+ Về nông nghiệp: 446 ha lúa và hoa màu; 9,7ha cây lâm nghiệp, 57 ha ao cá, 237 con gia súc và nhiều gia cầm bị thiệt hại.
+ Về thủy điện: 02 nhà máy thủy điện (Thái An, huyện Quản Bạ và Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên) bị dừng hoạt động do đất đá sạt lở, vùi lấp hệ thống máy móc.
+ Về giao thông: ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng nhiều điểm với tổng khối lượng đất đá sạt trượt khoảng 33.000 m3; 03 cầu treo, dân sinh bị sập, cuốn trôi. Hiện nay các tuyến đường đã thông xe.
Ước tính tổng thiệt hại về cơ sở nhà, cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp trên 125 tỷ đồng; ước tính giá trị thiệt hại của 02 nhà máy thủy điện Thái An và Thuận Hòa là lần lượt 350 tỷ và 20 tỷ đồng.
- Tỉnh Tuyên Quang: theo báo cáo nhanh số 28/BC-VPTT của BCH PCTT và TKCN ngày 22/7, tính đến 15h tình hình thiệt hại do mưa lớn gây thiệt hại 10 lồng cá, 15m bờ kè suối bị sạt lở tại xã Kiến Thiết huyện Yên Sơn và một số diện tích lúa, ngô, rau màu.
- Tỉnh Bình Thuận: theo báo cáo nhanh số 134//BC-PCTT ngày 22/7/2020 của BCH PCTT và TKCN tỉnh Bình Thuận, ngày 20/7/2020, trên địa bàn huyện Tánh Linh xảy ra mưa lớn, kèm theo lốc xoáy mạnh làm 37 căn nhà, 03 doanh nghiệp và trụ sở UBND xã Gia An bị tốc mái , 01 trụ điện bị đổ. Ước tính thiệt hại 01 tỷ đồng.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
- Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 955/CĐ-TTg ngày 21/7/2020 yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và các Bộ ngành khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ tại Hà Giang.
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN đã có Công điện số 04/CĐ-TW hồi 11h00 ngày 21/7/2020 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh miền núi phía Bắc, các Bộ ngành đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất.
- Sáng ngày 22/7/2020, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thực địa tại tỉnh. Tại buổi làm việc tối 22/7 với đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch tỉnh – Trưởng Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh Hà Giang, đồng chí Phó Trưởng Ban đề nghị địa phương mạnh chính quyền địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo TWPCTT; chuẩn bị sẵn sàng khi xảy ra đợt mưa lũ tiếp theo.
VII. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Khẩn trương khắc phục hậu quả và ổn định đời sống nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 955/CĐ-TTg ngày 21/7/2020.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo tại Công điện số 04/CĐ-TW ngày 21/7/2020.
- Tổ chức triển khai lực lượng xung kích cơ sở kiểm tra rà soát các ngầm tràn, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét sạt lở đất để canh gác, cảnh báo, khẩn trương di dời người dân đến nơi an toàn.
- Kiểm tra, rà soát các điều kiện vận hành xả lũ, phương án đảm bảo an toàn đập và hạ du, đặc biệt là với các hồ thủy điện nhỏ và hồ thủy lợi xung yếu.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân đối với các rủi ro thiên tai.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, hiệu quả, báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trước 16h hàng ngày và ngay khi có tình huống đột xuất./.
Tải file đính kèm