Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 21/6/2022



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 21/6/2022

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

  1. Tin dự báo nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ

Ngày 22/6, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-38 độ, có nơi trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến từ 40-60%.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1. 

  1. Tin mưa dông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở vùng núi Bắc Bộ

Từ nay (22/6) đến ngày 23/6, ở vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to (thời gian xảy ra mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm). Dự báo lượng mưa tích lũy 24h:

- Ngày và đêm 22/6: Phổ biến 20-40mm; riêng Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng có nơi trên 70mm.

 - Ngày và đêm 23/6: Phổ biến 10-20mm, có nơi trên 30mm.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.

  1. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/20/6-19h/21/6): Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm, một số trạm mưa lớn như: Nam Ban (Lâm Đồng) 82mm; Quảng Trực (Đắk Nông) 56mm; Nhà Bè (Hồ Chí Minh) 43mm; Rạch Giá (Kiên Giang) 34mm.

- Mưa đêm (19h/21/6-07h/22/6): Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm; một số trạm mưa lớn như: Bắc Mê (Hà Giang) 88mm; Tân Sơn (Bắc Kạn) 74mm; Buôn Trấp (Đắk Lắk) 110mm; Krông Nô (Đắk Nông) 95mm; An Phú (TP. Hồ Chí Minh) 75mm.

          - Mưa 03 ngày (từ 19h/18/6-19h/21/6): Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến 40-80mm; một số trạm mưa lớn như: Nâm Nung (Đắk Nông) 107mm; Nam Ban (Lâm Đồng) 123mm; Trà Nóc (Cần Thơ) 118mm; Cát Lái (Hồ Chí Minh) 135mm.

 4. Tin động đất

  Theo thông tin từ Viện Vật lý Địa cầu, rạng sáng ngày 22/6 đã xảy ra 03 trận động đất (lúc 0h46, 0h58, 1h15) với cường độ lớn nhất là 3.2 độ richter tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

  1. Các sông khu vực Bắc Bộ:

Mực nước sông Hồng tại trạm Hà Nội đang xuống nhanh, mực nước sông Thái Bình tại Phả đang xuống. Lúc 07h/22/6 mực nước tại trạm Hà Nội là 2,64 m, trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 1,46m. Dự báo: Mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội tiếp tục xuống; mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại sẽ biến đổi chậm. Đến 7h/22/6 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,9m; đến 19h/22/6, mực nước tại trạm Phả Lại có khả năng ở mức 0,75m.

(Trạm Kẻng Mỏ lưu lượng dòng chảy về lúc 07h00 ngày 22/6 là 823,71 m3/s, giảm 38,28 m3/s so với lưu lượng lúc 7h ngày 21/6)

  1. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:

Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa. Mực nước tại trạm Thanh Bình trên sông Cam Ly (Lâm Đồng) là 832,16m (trên báo động II: 0,16m) lúc 01h00 sáng 22/6, hiện đang có xu hướng tăng.

  1. 3. Các sông Nam Bộ:

- Mực nước lúc 07h ngày 22/6 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 11,14m (tăng 0,15m so với 7h/21/6).

- Mực nước cao nhất ngày 21/6 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,48m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,59m. Mực nước 07h/22/6/2022: Tân Châu 0,40m, Châu đốc 0,37m.

Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống theo triều. Đến ngày 25/6 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,40m; tại Châu Đốc ở mức 1,50m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

  1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng:

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 16/6 ÷ 19/7)

Sơn La

7h

21/6

200,24

118,25

2.605

3.161

200

22/6

200,03

118,24

2.603

3.159

Hòa Bình

7h

21/6

105,78

12,70

3.640

2.353

105

22/6

106,37

12,70

3.643

2.343

Tuyên Quang

7h

21/6

104,68

50,40

400

327

105,2

22/6

104,24

50,68

602

748

Thác Bà

7h

21/6

52,75

24,14

186

442

56

22/6

52,67

20,80

167

0

  1. Tình hình đê điều:

Không thay đổi so với báo cáo ngày 20/6 (03 vị trí sạt lở kè tại tỉnh Hòa Bình; 01 sự cố sạt lở đê bối tại tỉnh Nam Định; 01 sự cố sạt lở bờ sông tại TP. Hà Nội; 01 sự cố sạt lở bãi sông tại tỉnh Hải Dương). Các địa phương đã thực hiện căng dây, cắm biển cảnh báo, bố trí lực lượng theo dõi, hướng dẫn, cảnh báo dân.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC

  1. Trung ương:

Văn phòng thường trực BCĐ QGPCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, điện thoại đôn đốc nắm tình hình và chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

  1. Địa phương:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/thành phố hạ du sông Hồng, sông Thái Bình nghiêm túc triển khai các nội dung theo yêu cầu của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT tại văn bản số 311/VPTT ngày 19/6/2022; theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước trên các sông khi các hồ Sơn La, Hòa Bình đóng các cửa xả, để chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình và các hoạt động ven sông.

- Các tỉnh/TP khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ theo dõi tình hình nắng nóng, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng tránh; tỉnh Kon Tum tiếp tục theo dõi tình hình động đất tại huyện Kon Plông.

- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN./.

 

Tải file đính kèm