Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 19/9/2024



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 19/9/2024

 

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin cuối cùng về cơn bão số 4

Tối ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 4) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. Hồi 19 giờ, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông. Vùng áp thấp tiếp tục di chuyển theo hướng Tây suy yếu và tan dần.

2. Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Thanh Hóa đến Quảng Bình; tin mưa dông, cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ

Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 250mm. Khu vực Thanh Hóa, Bắc Nghệ An có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 40-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Từ ngày 21/9, mưa lớn ở những khu vực trên giảm dần.

Ngày và đêm 20/9, khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Phú Thọ, Nam Sơn La có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 60mm.

Chiều và tối ngày 20/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.

3. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Ngày và đêm 20/9, vùng biển từ Khánh Hoà đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; khu vực giữa biển Đông có gió cấp 6, ngày có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; khu vực Nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió cấp 6, giật cấp 7-8, đêm gió giảm dần; có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/18/9-19h/19/9): Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, một số trạm có mưa lớn hơn như: Hồ Bẹ (Quảng Bình) 343mm; Tà Long (Quảng Trị) 399mm; Thủy điện La Tó (Quảng Trị) 388mm; Đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 338mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 287mm.

- Mưa đêm (19h/19/9-07h/20/9): Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến 40-100mm, tập trung chủ yếu tại Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị; một số trạm có lượng mưa lớn hơn: Hố Hô (Hà Tĩnh) 131mm, Lâm Hoá (Quảng Bình) 256mm, Trọng Hoá (Quảng Bình) 254mm, Trung Sơn (Quảng Trị) 134mm, La Ngà (Quảng Trị) 130mm.

- Mưa 3 ngày (19h/16/9-19h/19/9): Khu vực Trung Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 150-300mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Hóa Sơn (Quảng Bình) 406mm; Thủy điện La Tó (Quảng Trị) 502mm; Tà Long (Quảng Trị) 466mm; Đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 663mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 535mm; Trung tâm GD-DN 05-06 (Đà Nẵng) 465mm.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ: Mực nước hầu hết các sông khu vực Bắc Bộ đang ở mức dưới BĐ1; riêng sông Đáy tại Phủ Lý ở mức dưới BĐ3; sông Bùi, sông Tích trên mức BĐ3; sông Ninh Cơ tại Trực Phương trên BĐ1. Mực nước lúc 7h/20/9, trên một số sông như sau:

- Trên sông Đáy tại Phủ Lý (Hà Nam) 3,94m, dưới BĐ3 0,06m;

- Trên sông Bùi tại Yên Duyệt 7,33m, trên BĐ3 0,33m;

- Trên sông Tích tại Kim Quan 8,75m, trên BĐ3 0,35m;

- Trên sông Ninh Cơ tại Trực Phương 2,19m, dưới BĐ2 0,11m (01h/20/9).

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động BĐ2. Trong 12 giờ tiếp theo, lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất tại khu vực vùng núi, sạt lở bờ sông, ngập lụt cục bộ vùng trũng thấp ven sông và khu đô thị ở tỉnh Quảng Bình

3. Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh. Đến ngày 23/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên mức 3,40m (dưới BĐ1 0,1m), tại Châu Đốc lên mức 3,20m (trên mức BĐ1 0,2m); các trạm hạ lưu có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, có nơi trên BĐ3 từ 0,1-0,25m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl
(m)

Hhl
(m)

Qvào
(m3/s)

Qra (m3/s)

MNDBT

(m)

Sơn La

7h

19/9

215,10

117,80

690

2.070

215

20/9

214,97

116,69

492

192

Hòa Bình

7h

19/9

116,63

11,50

2.714

2.145

117

20/9

116,69

11,40

478

2.074

Tuyên Quang

7h

19/9

117,50

50,04

804

590

120

20/9

117,74

50,12

802

588

Thác Bà

7h

19/9

57,20

25,04

480

738

58

20/9

57,20

23,55

491

271

2. Hồ chứa thủy lợi:

Theo báo cáo của Cục Thuỷ lợi (tính đến 17h00 ngày 19/9/2024):

- Bắc Trung Bộ: tổng số 2.323 hồ, dung tích các hồ chứa ở mức trung bình đạt 22-75% dung tích thiết kế; hiện có 145 hồ hư hỏng, xuống cấp và 52 hồ đang thi công.

- Nam Trung Bộ: tổng số 517 hồ, dung tích đang ở mức thấp, đạt 30-57% dung tích thiết kế; hiện có 26 hồ hư hỏng, xuống cấp và 19 hồ đang thi công.

3. Tình hình đê điều

- Trong ngày, chưa có thiệt hại về đê điều do ảnh hưởng mưa, bão số 4.

- Thiệt hại do mưa lũ sau bão số 3: theo báo cáo của các địa phương, đến nay đã xảy ra 751 sự cố đê điều (tăng 06 sự cố so với báo cáo ngày 18/9) trên địa bàn 14 tỉnh/thành phố: Thái Nguyên (11), Vĩnh Phúc (14), Phú Thọ (29), Bắc Ninh (99), Bắc Giang (108), Hải Dương (224), Hưng Yên (44), Thái Bình (47), Hải Phòng (36), Hà Nội (36), Hà Nam (13), Nam Định (58), Ninh Bình (29) và Tuyên Quang (03), trong đó:

+ 408 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên (tăng 04 sự cố so với báo cáo ngày 18/9).

+ 343 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III (tăng 02 sự cố so với báo cáo ngày 18/9).

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI VÀ CÔNG TÁC SƠ TÁN DÂN BÃO SỐ 4

1. Về thiệt hại

Theo báo cáo của các địa phương, bão số 4 đã gây thiệt hại:

- Về người: 01 người bị thương (Thừa Thiên Huế).

- Về nhà ở: 93 nhà hư hại như tốc mái, đổ tường (Hà Tĩnh 63, Quảng Trị 01 nhà, Thừa Thiên Huế 12, Quảng Nam 17).

- Về giáo dục: 02 điểm trường bị hư hỏng, tốc mái (Hà Tĩnh 01, Quảng Trị 01)

- Về giao thông: ngập cục bộ đường, ngầm tràn 16 điểm (Quảng Bình 14 điểm, Quảng Trị 02 điểm);  13 điểm sạt lở (Quảng Bình 01, Quảng Trị 04, Thừa Thiên Huế 01, Quảng Nam 07).

2. Công tác sơ tán dân

Đã tiến hành di dời sơ tán tổng cộng 2.322 hộ: Trong đó, sơ tán 2.230 hộ khu vực có nguy cơ ngập (Quảng Bình 874; Quảng Trị 1.073; Thừa Thiên Huế 283) và sơ tán 112 hộ khu vực có nguy cơ sạt lở (Quảng Nam 63, Hà Tĩnh 49).

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Công tác chỉ đạo

a) Trung ương

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 và công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

- Ngày 18/9/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và các tỉnh, thành phố từ Ninh Bình đến Bình Định về ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 16/9/2024 gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

- Các Bộ Quốc phòng, Công an, Công Thương, Giao thông vận tải, Y tế đã có Công điện gửi các đơn vị trong ngành về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 4 và mưa lũ.

- Ngày 19/9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành công điện số 7005/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng 02 cửa xả mặt còn lại hồ thuỷ điện Thác Bà và văn bản số 7006/BNN-ĐĐ về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thuỷ điện Thác Bà.

- Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tăng cường công tác trực ban 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin cảnh báo thiên tai; gửi tin nhắn Zalo khuyến cáo an toàn trước bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở cảnh báo tới 5,8 triệu người sử dụng zalo trong vùng bị ảnh hưởng báo số 4 và hướng dẫn ứng phó thiên tai đến các địa phương và cộng đồng trên các nền tảng số (báo chí, facebook, zalo,...).

b) Địa phương

- Có 11/11 tỉnh, thành phố ven biển Miền Trung đã hành Công điện, văn bản triển khai Công điện 97/CĐ-TTg và Công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ của Bộ Nông nghiệp và PTNT để chủ động ứng phó ATNĐ, bão.

- Tổ chức trực ban, theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và triển khai phương án ứng phó với ATNĐ, bão, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở.

- Các tỉnh từ Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đã Nẵng, Quảng Nam cho học sinh nghỉ học ngày 19/9; 02 tỉnh thực hiện cấm biển (Quảng Ngãi từ 12h/18/9 và Quảng Bình từ 0h/19/9).

2. Hỗ trợ của quốc tế và trong nước để khắc phục hậu quả

Chiều 19/9/2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tiếp nhận hàng viện trợ hàng hoá (bơm lọc nước, thùng nước đóng chai, bộ vệ sinh cá nhân, chăn cứu sinh, can đựng nước, khẩu phần suất ăn) từ Chính phủ Singapo để chuyển đến tỉnh Bắc Kạn.

Đến nay, đã có hơn 30 tổ chức gồm đại diện Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã viện trợ và cam kết viện trợ để cứu trợ khẩn cấp và ứng phó khắc phục hậu quả bão số 3 với tổng kinh phí khoảng 14 triệu USD.

VI. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ triển khai phương án ứng phó với mưa, đặc biệt các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình ứng phó với mưa rất to, lũ trên các sông.

2. Các tỉnh Nam Bộ ven sông Cửu Long rà soát phương án ứng phó với ngập, sạt lở bờ sông do triều cường và lũ về từ thượng lưu.

3. Các tỉnh/thành phố ven biển chủ động triển khai phương án ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển.

4. Các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục đảm bảo an toàn đê điều; khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão, tìm kiếm người mất tích, dọn dẹp, vệ sinh môi trường sớm ổn định đời sống của nhân dân; các tỉnh Trung Trung Bộ khắc phục thiệt hại do bão số 4.

5. Tổ chức trực ban (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai./.

Tải file đính kèm