BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 19/10/2022
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI
1. Tin ATNĐ trên biển Đông
Tối 19/10, sau khi đi vào vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bão số 6 đã suy yếu thành ATNĐ. Hồi 01h00 ngày 20/10, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc, 108,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7, giật cấp 8, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/h.
Dự báo: trong 24 đến 48 giờ tới, ATNĐ tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp trên vùng biển từ Hà Tĩnh - Quảng Trị.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ: Cấp 3.
2. Tin gió mạnh, sóng lớn trên biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, và khu vực Bắc Biển Đông
Ngày và đêm 20/10, vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn) có gió cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2,5-4,5m; vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 5,0-7,0m, biển động mạnh.
Ngày và đêm 21/10, ở khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 3,0-5,0m; vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển từ 2,0-4,0m.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 3.
3.Tin không khí lạnh tăng cường
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An trời rét; nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi Bắc Bộ phổ biến từ 13-15 độ, khu vực trung du, vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An từ 15-18 độ.
4. Tin động đất:
Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, ngày 19/10/2022 đã xảy ra 02 trận động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum: trận thứ nhất vào hồi 02h56’31’’ có độ lớn 2.5 và trận thứ hai vào hồi 08h35’53’’ có độ lớn 2.8, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km.
5. Tình hình mưa:
- Mưa ngày (19h/18/10 - 19h/19/10): Khu vực các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Bộ có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa phổ biến 30-60mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hồ chứa nước Thủy Yên (Thừa Thiên Huế) 140mm; Thắng Hải (Bình Thuận) 120mm; Ba Tri (Bến Tre) 140mm; Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) 83mm; Rạch Gòi (Hậu Giang) 77mm; Phước Bình (Đồng Nai) 76mm; Giồng Tôm (Kiên Giang) 68mm; Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) 63mm.
- Mưa đêm (19h/19/10 - 07h/20/10): các khu vực trên cả nước rải rác có mưa từ 10-30mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Quảng Khê (Đắk Nông) 60mm;, Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu) 58mm; Sông Ray (Đồng Nai) 49mm; Gò Quao (Bến Tre) 44mm; Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) 33mm.
- Mưa 3 ngày 16/10-19/10: Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có tổng lượng mưa phổ biến từ 60-110mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Phước Chiến (Ninh Thuận) 177mm; Thắng Hải (Bình Thuận) 162mm; Hồ chứa nước Thủy Yên (Thừa Thiên Huế) 141mm; Bà Rịa (Vũng Tàu) 136mm; Đăk Săk (Đăk Nông) 132mm; Định Quán (Đồng Nai) 117mm.
- Dự báo: tiếp tục có mưa đến tối ngày 20/10, tổng lượng mưa ở khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An từ 30-60mm, có nơi trên 80mm; những nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Hà Tĩnh và Quảng Bình từ 20-40mm, có nơi trên 50mm; Nam Bộ từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
6. Tình hình lũ:
Lũ trên các sông ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế đang xuống và ở mức trên BĐ1, lũ trên các sông ở Quảng Nam đã xuống dưới BĐ1.
Mực nước lúc 06h00 ngày 20/10 tại một số trạm như sau:
- Quảng Bình: Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy đạt 1,56m (>BĐ1 0,36m).
- Thừa Thiên Huế: trên sông Bồ tại Phú Ốc ở mức 2,08m (>BĐ1 0,58m), trên sông Hương tại Kim Long ở mức 1,43m (>BĐ1 0,43m).
Dự báo: Lũ trên các sông ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế tiếp tục xuống.
II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
- Theo báo cáo nhanh số 393/BC-CQTT ngày 19/10 của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PTDS-PCTT, TKCN Bộ đội Biên phòng, tính đến 16h00/19/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.719 tàu/270.561 LĐ biết diễn biến, hướng đi của bão, ATNĐ để di chuyển phòng tránh.
- Từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng có 144.400 ha, 23.002 lồng bè, 3.906 chòi canh nuôi trồng thủy sản.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa thủy lợi:
- Bắc Trung Bộ: Có 2.323 hồ, dung tích từ 66-96% dung tích thiết kế; 1.319 hồ đầy nước: Thanh Hoá: 320/610 hồ; Nghệ An: 962/1.061 hồ; Hà Tĩnh: 25/346 hồ; Quảng Bình: 7/153 hồ; TT.Huế 5/56 hồ.
- Nam Trung Bộ: Có 517 hồ, dung tích đạt 62-90% dung tích thiết kế; 350 hồ đầy nước: Đà Nẵng 19/19 hồ; Quảng Nam 55/73 hồ; Quảng Ngãi 65/118 hồ; Bình Định 22/160 hồ; Phú Yên 36/50 hồ; Khánh Hòa 5/28 hồ; Ninh Thuận 8/21 hồ; Bình Thuận 40/48 hồ đầy nước.
2. Hồ chứa thủy điện:
- Khu vực Bắc Bộ: Có 02 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn với lưu lượng xả từ 42-47 m3/s.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 06 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn với lưu lượng xả từ 140-60 m3/s.
- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Có 17 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả từ 09-200 m3/s.
- Khu vực Đông Nam Bộ: Có 02 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả từ 25-41 m3/s.
- Khu vực Tây Nguyên: Có 10 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả từ 8-204m3/s.
3. Tình hình đê điều:
Trong ngày không ghi nhận thông tin sự cố đê điều.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương:
- Ngày 17/10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 964/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ.
- Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã có Công điện số 34/CĐ-QG ngày 16/10 chỉ đạo các tỉnh/thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các Bộ, ngành triển khai phương án ứng phó với bão số 6; văn bản số 84/QGPCTT ngày 17/10 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tăng cường đảm bảo an toàn tàu thuyền.
- Ngày 19/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã kiểm tra, họp, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão số 5 và mưa lũ tại thành phố Đà Nẵng; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành - Trưởng ban và đoàn công tác của Ban chỉ đạo QG về PCTT đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức trực ban nghiêm túc; theo dõi chặt chẽ và thường xuyên chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo bão, ATNĐ đến các địa phương để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Địa phương:
- Các địa phương triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người bị nạn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trưởng, sửa chữa nhà ở, đường giao thông, công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng.
- Có 15/15 tỉnh/thành phố[1] ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định đã có công điện, công văn triển khai các biện pháp ứng phó với bão, ATNĐ; phối hợp với lực lượng biên phòng tổ chức thông báo, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển.
- Hiện 07 tỉnh/thành phố đã cấm biển: Quảng Bình (8h00/18/10), Quảng Trị (10h/17/10); Thừa Thiên Huế (14h/18/10); Đà Nẵng (10h30/16/10); Quảng Nam (09h/16/10); Quảng Ngãi (18h30/16/10); Bình Định (14h17/10).
V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
Thực hiện nghiêm Công điện số 964/CĐ-TTg ngày 17/10 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 34/CĐ-QG ngày 16/10 của Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT, tập trung một số nội dung:
- Khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ, vệ sinh môi trường, sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.
- Theo dõi diễn biến của ATNĐ; tiếp tục thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến để chủ động tránh trú, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng các phương án ứng phó với ATNĐ ven bờ, trên đất liền.
- Tiếp tục cập nhật thường xuyên, liên tục các bản tin dự báo, cảnh báo về ATNĐ, gió mạnh, sóng lớn trên biển và không khí lạnh tăng cường để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó.
- Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo tình hình với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.
[1] Các tỉnh/Tp: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT. Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Tải file đính kèm