BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 18/11/2023
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển
Ngày và đêm 20/11, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và Vùng biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau, khu vực Giữa Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, ngày có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2,0-4,5m, biển động mạnh. Vùng biển phía Tây của khu vực Giữa Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động. Vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2,0-3,0m, biển động.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/17/11-19h/18/11): Khu vực trên cả nước có mưa nhỏ hoặc không mưa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm.
- Mưa đêm (19h/18/11-07h/19/11): Khu vực trên cả nước có mưa nhỏ hoặc không mưa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm.
- Mưa 3 ngày (19h/16/11-19h/18/11): Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa phổ biến từ 100-200mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Ba Điền (Quảng Ngãi) 352mm, Phước Hiệp (Quảng Nam) 325mm, Thôn 10 Xã Ea M’Đoai (Đắk Lắk) 325mm, UBND xã Sông Hinh (Phú Yên) 298mm, Bình Định (Bình Định) 294mm, Pờ Ê (Kon Tum) 252mm.
II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ
Lúc 07h/19/11 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 1,10m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,62m.
2. Các sông khu vực Trung Bộ
Lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế đang xuống chậm, Mực nước lúc 06h ngày 19/11 trên sông Hương tại Kim Long 1,13m, trên BĐ1 0,13m; trên sông Bồ tại Phú Ốc 2,31, trên BĐ1 0,81m.
Các sông còn lại ở trong khu vực dưới BĐ1.
3. Các sông khu vực Nam Bộ
- Mực nước sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất ngày 18/11 trên sông Tiền tại Tân Châu là 2,29m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,32m.
- Dự báo: Mực nước sông Cửu Long sẽ xuống theo triều. Đến ngày 21/11, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,20m và tại Châu Đốc ở mức 2,22m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa tỉnh Thừa Thiên Huế (Lúc 07h00 ngày 19/11):
- Hồ Tả Trạch: Htl: 45,13m (MNDBT: 45m); Qvề = 202m3/s. Qxả = 414m3/s.
2. Hồ chứa thuỷ điện
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 05 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn.
- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Có 17 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn.
- Khu vực Tây Nguyên: Có 21 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn.
3. Hồ chứa thuỷ lợi
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Lượng nước trữ trong hồ chứa hiện tại đạt trung bình khoảng 85% - 100% DTTK, trong đó: Hà Tĩnh 100%, Quảng Trị 98%, TT. Huế 94%.
- Khu vực Nam Trung Bộ: Lượng nước trữ trong hồ chứa hiện tại đạt khoảng từ 65% đến 100% DTTK, trong đó: Quảng Nam 100%.
- Khu vực Tây Nguyên: Lượng nước trữ trung bình các hồ đạt khoảng 84% - 98% dung tích thiết kế, trong đó: Đăk Nông 95%, Lâm Đồng 98%.
4. Tình hình đê điều
Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Ngày 18/11/2023, Cục Quán lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã phối hợp với tổ chức Unicef và công ty cổ phần Acecook Việt Nam, hỗ trợ 2.000 thùng mì tôm và 340 máy lọc nước giúp đỡ người dân tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả sau thiên tai do mưa lớn.
- Ngày 17/11/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành công văn số 429/VPTT gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.
- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Địa phương
- Các tỉnh, thành phố chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với gió mùa Đông Bắc, mưa lớn cục bộ; các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với gió mạnh trên biển.
- Các địa phương tiếp tục huy động lực lượng tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ người dân ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, xử lý môi trường ngay sau khi lũ rút, thống kê, đánh giá thiệt hại.
- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
V. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Tiếp tục triển khai Công văn số 429/VPTT ngày 17/11/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.
- Các địa phương tiếp tục huy động lực lượng tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ người dân ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, xử lý môi trường ngay sau khi lũ rút, thống kê, đánh giá thiệt hại; tổ chức thực hiện vận hành đơn hồ, liên hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo đúng quy trình đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai lực lượng rà soát, kiểm tra các công trình đê điều, hồ đập xung yếu; các công trình đang thi công, khu vực dân cư có nguy cơ cao bị sạt lở.
- Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.
Tải file đính kèm!