Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 17/9/2020



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng chống thiên tai ngày 17/9/2020

 

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

  1. Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 5):

Hồi 0400 ngày 18/9, vị trí tâm bão ở 16,0 độ VB; 109,6 độ KĐ, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12.

          Dự báo:

- Trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km đi vào đất liên các tỉnh Quảng Bình – Quảng Nam sau đó suy yếu thành ATNĐ. Đến 16h00 ngày 18/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

- Trong 12-24 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 14,0 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông.

Cấp độ RRTT: cấp 3.

Thủy triều: Thời điểm bão đổ bộ (13-16h ngày 18/9) tại cửa Gianh thủy triều đạt mức cao nhất trong tháng: (1,5-1,6)m.

Ven biển từ Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế có thể sóng cao từ 3-5m, xuất hiện nước dâng từ (0,5-1,0)m gây ngập úng các khu vực đầm phá, vùng trũng cửa sông, ven biển.

  1. Tình hình mưa:
  2. a) Từ 19h00 ngày 17/9 đến 06h00 ngày 18/9: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến như sau:

- Các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam: từ 60-100mm, cụ thể: A Bung (Quảng Trị) 104mm, Khe Tre (T.T.Huế) 142mm, Đại Đồng (Quảng Nam) 247mm, Đại Lãnh (Quảng Nam) 171 mm, Hoài Nhơn (Đà Nẵng) 218mm, Hòa Khê (Đà Nẵng) 159mm.

- Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình: từ 20-50mm, cụ thể: Xuân Lệ (Thanh Hóa) 65mm, Thanh Thủy (Nghệ An) 80mm, Sơn Lâm (Hà Tĩnh) 101mm, Sơn Kim (Hà Tĩnh) 96mm, Dân Hóa (Quảng Bình) 61mm, Lâm Thủy (Quảng Bình) 52mm.

  1. b) Cảnh báo:

- Từ chiều 17/9 đến đêm 18/9 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 400mm; các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt.

- Từ 18-20/9 ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 100-150mm/đợt.  

  1. Cảnh báo lũ:

Từ ngày 18 - 20/9, trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Ngãi sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3-8m, hạ lưu từ 2-5m;

Các sông ở Thanh Hóa sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-4m, hạ lưu từ 1-2m.

Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ thượng lưu các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi có khả năng lên mức BĐ1 và trên BĐ1, hạ lưu dưới mức BĐ1; các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có khả năng ở mức BĐ1-BĐ2, có nơi trên BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh miền núi.

  1. Diễn biến gió bão:

Các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đã có mạnh; khu vực Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã ghi nhận có gió cấp 7 (lúc 08h00 ngày 18/9).

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

  1. Về tàu cá:

Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng: tính đến 06h30 ngày 18/9, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 58.345 p.tiện/ 285.384 LĐ, trong đó:

  1. a) Không còn tàu nào hoạt động tại khu vực nguy hiểm (Bắc VT13,5 đến VT18; Tây KT 112,5).
  2. b) Neo đậu tại các bến: 417 tàu/241.779 người.
  3. c) Hoạt động khu vực khác: 928 tàu/43.605 người.
  4. Về tàu vận tải:

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải: Hiện có 112 tàu (49 tàu biển, 63 tàu nội địa) đang neo đậu tại bến thuộc 05 khu vực cảng từ Quảng Bình-Quảng Nam.

  1. Tình hình cấm biển:

Các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã có lệnh cấm biển, trong đó: Thừa Thiên Huế (từ ngày 16/9); Quảng Trị (từ 07h00 ngày 17/9); Tp.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi (từ 13h00 ngày 17/9); Quảng Bình (từ 12h00 ngày 17/9); Hà Tĩnh (từ 15h00 ngày 17/9).

  1. Tình hình nuôi trồng thủy sản từ Thanh Hóa đến Quảng Nam:

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản:

- Về nuôi trồng thủy, hải sản trên biển và ven bờ: 34.227 ha (Thanh Hóa: 7.704ha, Nghệ An: 5.529ha, Hà Tĩnh: 3.055 ha, Quảng Bình: 8.028ha, Quảng Trị: 3.271 ha, Huế: 3.596 ha, Quảng Nam: 3.020 ha, Đà Nẵng: 70 ha).

- Về nuôi trồng thủy sản trên hồ: 38.174 ha (Thanh Hóa: 13.476ha; Nghệ An: 16.895ha; Hà Tĩnh: 4.403ha và Quảng Nam: 3.400ha).

- Về lồng bè nuôi trồng thủy sản: 23.627 lồng (Thanh Hóa: 13.000 lồng; Nghệ An: 474 lồng; Hà Tĩnh: 1.031 lồng; Quảng Bình: 1.124 lồng; Quảng Trị: 1.016 lồng; Huế: 6.350 lồng; Đà Nẵng: 148 lồng và Quảng Nam: 483 lồng), trong đó:

+ Thừa Thiên Huế: Không còn lồng bè trong khu vực ảnh hưởng của bão.

+ Đà Nẵng: Đã di chuyển lồng bè về nơi an toàn, không còn lồng bè trong khu vực ảnh hưởng của bão.

+ Quảng Nam: Toàn bộ lồng bè đã được di dời đảm bảo an toàn.

+ Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị đã chỉ đạo chủ cơ sở chủ động thu hoạch sớm để giảm thiệt hại.

III. TÌNH HÌNH SƠ TÁN DÂN VÀ CHO HỌC SINH NGHỈ HỌC

  1. Tình hình sơ tán dân:
  2. a) Kế hoạch sơ tán dân: 06 tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có kế hoạch sơ tán 158.142 hộ/642.359 người, trong đó ven biển 111.508 hộ/443.568 người, cụ thể:

- Quảng Bình: 20.290 hộ/76.069 người (ven biển: 16.793 hộ/59.788 người);

- Quảng Trị: 23.522 hộ/94.089 người (ven biển: 13.340 hộ/53.359 người);

- T.T.Huế: 28.128 hộ/106.612 người (ven biển: 22.351 hộ/84.407 người);

- Đà Nẵng: 35.229 hộ/140.868 người (ven biển: 27.406 hộ/113.970 người).

- Quảng Nam: 25.840 hộ/129.194 người (ven biển: 13.058 hộ/65.297 người).

- Quảng Ngãi: 25.915 hộ/95.527 người (18.560 hộ/66.747 người).

  1. b) Thực hiện sơ tán dân:

Đến 20 giờ 00 ngày 17/9, 04 tỉnh, thành đã tổ chức sơ tán 11.457 hộ/ 34.811 người tại 16 huyện, thị, thành phố ven biển. Cụ thể:

- Quảng Trị: 3 huyện với 3.627 hộ/10.241 người.

- Thừa Thiên Huế: 5 huyện với 4.422 hộ/12.884 người (757 hộ/2.262 tập trung).

- Đà Nẵng: 6 quận, huyện với 2.868 hộ/10.194 người (737 hộ/2.597 tập trung).

- Quảng Nam: 2 huyện, thị với 540 hộ/1.492 người (78 hộ/310 người tập trung).

  1. Cho học sinh nghỉ học:

- 04 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học gồm: Quảng Bình đã cho học sinh nghỉ học từ chiều 17/9; thành phố Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học 02 ngày (18-19/9); các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cho học sinh nghỉ học từ ngày 18/9;

- Các địa phương khác chưa có kế hoạch cụ thể.

IV. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, sản xuất lúa tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi (cập nhật đến 17h00 ngày 17/9) như sau:

- Về lúa Hè Thu: Hiện đã thu hoạch xong.

- Về lúa Mùa: Hiện còn 99.761 ha lúa chưa thu hoạch, trong đó: diện tích lúa đã chín có thể thu hoạch 33.250 ha (Quảng Trị: 750ha, Đà Nẵng: 300ha, Quảng Nam: 2.200ha; Thanh Hóa: 23.000ha, Nghệ An: 7.000ha).

- Về diện tích ra màu các loại: 32.909 ha.

V. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA THỦY LỢI

  1. Các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn và hồ đang thi công

- Tổng số hồ chứa có nguy cơ mất an toàn: 58 hồ chứa trong đó (Thanh Hóa 16, Nghệ An 10, Hà Tĩnh 8, Quảng Bình 12, Quảng Trị 6, Thừa Thiên Huế 3, Quảng Nam 3).

- Tổng số hồ chứa đang thi công gồm: 56 hồ chứa trong đó (Thanh Hóa 6 hồ; Nghệ An 13 hồ; Quảng Bình 10 hồ; Quảng Trị 12 hồ, Thừa Thiên Huế 9 hồ, Quảng Nam 6 hồ). Theo báo cáo của các Chủ đầu tư, các hồ chứa đã thi công đảm bảo cao trình vượt lũ.

  1. Các hồ đang xả: Hồ Cửa Đạt-Thanh Hóa xả 41 m3/s (phát điện, đạt 33% DTTK; Hồ Tả Trạch - Thừa Thiên Huế xả 40 m3/s, đạt 14% DTTK.

VI. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

- Đê biển, đê cửa sông khu vực từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế có 49 vị trí đê điều xung yếu (Thanh Hóa: 06; Nghệ An: 03; Hà Tĩnh: 04; Quảng Bình: 04; Quảng Trị: 15; Thừa Thiên Huế: 17).

- Có 16 công trình đê điều đang thi công trên các tuyến đê biển, đê cửa sông (Thanh Hóa 01, Nghệ An 04, Hà Tĩnh 01, Quảng Bình 05, Quảng Trị 03, Thừa Thiên Huế 02).

VII. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

  1. Trung ương:

- Tiếp tục chỉ đạo các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Nghệ An (nhất là các tỉnh từ Quảng Bình – Quảng Nam) và các Bộ, ngành thực hiện Công điện số 1258/CĐ-TTg ngày 16/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Sáng ngày 17/9, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng – Trưởng Ban Chỉ đạo đã trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 5 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.

- Đoàn công tác do Bộ trưởng – Phó Trưởng ban TT Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đến chỉ đạo và làm việc với Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Bình để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.

- Quân khu 4, Quân khu 5, Biên phòng duy trì 256,700 cán bộ chiến sĩ; 2,611 phương tiện các loại; Quân chủng hải quân duy trì 06 tàu trực tìm kiếm cứu nạn.

- Bộ Giao thông vận tải đã có Công điện chỉ đạo các đơn vị liên quan ứng phó với bão số 5, trong đó yêu cầu: Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam duy trì lực lượng và phương tiện để sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu; Cảng vụ Đường thủy nội đị tạm ngừng cấp phép cho tàu rời cảng đến hoặc đi qua khu vực ảnh hưởng của bão.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các nhà mạng nhắn tin tới 7,75 triệu thuê bao[1] thuộc khu vực ảnh hưởng của bão số 5.

- Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có Công hàm gửi Đại sứ quán các nước trong khu vực đề nghị tạo thuận lợi cho ngư dân, tàu thuyền vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp gặp sự cố do bão.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT thường xuyên cập nhật diễn biến thiên, công tác triển khai thực hiện ứng phó với bão số 5 tại các địa phương.

  1. Địa phương:

Các địa phương đã chủ động triển khai các Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo TW về PCTT - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN, trong đó:

- Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã ban hành công điện, văn bản chỉ đạo triển khai ứng phó với bão số 5.

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã tổ chức họp, phân công cụ thể các thành viên Ban Chỉ huy trực tiếp xuống các địa bàn để triển khai công tác phòng, chống bão.

VIII. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ để kịp thời cảnh báo và triển khai các phương án ứng phó.
  2. Các địa phương thường xuyên cập nhật diễn biến mới của bão, chủ động phương án ứng phó phù hợp.
  3. Tiếp tục thực hiện Công điện số 1258/CĐ-TTg ngày 16/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng – Phó Trưởng ban TT tại Thông báo số 372/TB-VPTT ngày 17/9/2020.
  4. Đảm bảo an toàn tàu thuyền neo đậu tại nơi neo đậu, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn kịp thời.
  5. Kiểm tra, rà soát di dời dân tại những nhà ở không đảm bảo an toàn, trên lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản và tại những khu vực thấp trũng ven sông, ven biển.
  6. Khẩn trương thu hoạch lúa Mùa đã chín; quản lý đi lại giao thông trong bão; phân luồng giao thông trên Quốc lộ.
  7. Triển khai các phương án phòng, chống ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

8. Bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để xử lý kịp thời mọi tình huống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”; sẵn sàng vận hành điều tiết, khắc phục sự cố hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và hạ du./.

tai file dinh kem