Thành phần ca trực
|
Họ và tên
|
|
|
Trưởng ca trực
|
Nguyễn Huỳnh Quang
|
|
Cán bộ trực ban
|
Ngô Hữu Huy
|
|
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
1. Tin mưa dông và cảnh báo lốc, sét, mưa đá ở vùng núi Bắc Bộ
Ngày 16/7 vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang, Sơn La.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
2. Tin nắng nóng:
Ngày 15/7, nắng nóng đã xảy ra ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ; các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ.
Dự báo: Ngày 16/7, các tỉnh đồng bằng và Trung du Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt nhiết độ phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ.
Cảnh báo: Từ ngày 18/7, nắng nóng có khả năng mở rộng ra các tỉnh phía Đông Bắc Bộ; nắng nóng ở các tỉnh miền Trung có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng ở Trung Bộ: Cấp 1-2.
3. Tin cảnh báo mưa dông, gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển phía Nam
Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8. Sóng biển cao 2.0-4.0m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
4. Thời tiết ngày và đêm 16/7:
- Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Khu vực phía nam Sơn La và Hòa Bình, vùng đồng bằng và trung du có nắng nóng.
- Trung Bộ: Có mây, ngày nắng nóng, phía Bắc có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
- Tây Nguyên và Nam Bộ: Có mây, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
II. TÌNH HÌNH MƯA
1. Mưa ngày (19h/14/7-19h/15/7): Khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 30-50mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Trùng Khánh (Cao Bằng) 288mm; Nà Hừ (Lai Châu) 108mm; Mường Tè (Lai Châu) 65mm; Đồng Phú (Bình Phước) 114mm.
2. Mưa đêm (19h/15/7-07h/16/7): Khu vực miền núi phía Bắc có lượng mưa phổ biến 10-30mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như Mường Tè (Lai Châu) 48mm, Mù Cang Chải (Yên Bái) 38mm, Tam Đường (Lai Châu) 33mm.
3. Mưa 3 ngày (19h/12/7-19h/15/7): Khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 50-70mm, tập trung vào 14/7; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Trùng Khánh (Cao Bằng) 339mm, Nà Hừ (Lai Châu) 139mm, Đồng Phú (Bình Phước) 138mm, Sìn Hồ (Lai Châu) 96mm, Mường Tè (Lai Châu) 94mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 94mm, Trường Sa (Khánh Hòa) 93mm.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HỒNG
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
HCP(m)
(từ 15/6 ÷ 19/7)
|
Bản Chát
|
7h
|
15/7
|
458,46
|
371,50
|
593,30
|
268,7
|
475
|
16/7
|
459,07
|
371,5
|
402,6
|
266,3
|
Huội Quảng
|
7h
|
15/7
|
369,30
|
188,60
|
316,20
|
327,3
|
370
|
16/7
|
369,64
|
188,6
|
440,8
|
326,7
|
Lai Châu
|
7h
|
15/7
|
272,07
|
198,33
|
659
|
0
|
295
|
16/7
|
273,62
|
198,56
|
1.172
|
0
|
Sơn La
|
7h
|
15/7
|
180,46
|
116,19
|
1.225
|
1.642
|
200
|
16/7
|
180,95
|
113,99
|
1.948
|
754
|
Hòa Bình
|
7h
|
15/7
|
94,62
|
13,22
|
1.955
|
2.390
|
105
|
16/7
|
94,35
|
13,27
|
1.761
|
2.414
|
Tuyên Quang
|
7h
|
15/7
|
102,57
|
50,70
|
1.101
|
737
|
105,2
|
16/7
|
103,08
|
50,85
|
1.044
|
753
|
Thác Bà
|
7h
|
15/7
|
47,88
|
20,91
|
180
|
0
|
56
|
16/7
|
47,82
|
20,91
|
150
|
0
|
Các hồ chứa hiện đang còn ở mức thấp so với quy định và vận hành bình thường theo quy trình.
Lưu lượng dòng chảy từ Trung Quốc về Việt Nam trên thượng nguồn Sông Đà chảy vào hồ thủy điện Lai Châu có xu hướng tăng, tại trạm Kẻng Mỏ, Mường Tè, Lai Châu:
Tên trạm
|
Thời gian
|
H (m)
|
Qvề max (m3/s)
|
Kẻng Mỏ
|
14h30
|
14/7
|
320,25
|
177,3
|
18h30
|
15/7
|
321,36
|
473,4
|
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương PCTT theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn khu vực miền núi phía Bắc, nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đến các địa phương để chủ động các biện pháp ứng phó.
- Các tỉnh miền núi phía Bắc sẵn sàng các biện pháp ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất; các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống nắng nóng, cháy rừng; sẵn sàng phương án ứng phó nắng nóng, hạn hán, cháy rừng; các tỉnh miền Nam thông báo cho tàu thuyền để chủ động phòng tránh.
V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO THIÊN TAI
1. Theo Báo cáo nhanh ngày 15/7/2019 của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Cao Bằng, mưa to đã gây thiệt hại:
a) Về Người:
- 01 người chết do sạt lở vùi lấp (anh Hoàng Văn Hiếu, sinh năm 1996, thường trú xóm Bản Mới, xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng);
- 01 người mất tích do lũ cuốn (chị Hoàng Mùi Chuổng, 16 tuổi, trú tại xóm Khuổi Mỵ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
b) Về nông nghiệp: Lúa, hoa màu bị ngập úng, vùi lấp: 235,4ha (Trùng Khánh 60,4ha; Nguyên Bình 175ha)
c) Giao thông:
- Sạt lở quốc lộ 34, đoạn qua xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình; tỉnh lộ 206, đoạn qua thị trấn Trùng Khánh bị ngập gây ách tắc giao thông;
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, tìm kiếm người mất tích; đồng thời chỉ đạo công tác phục hậu quả thiên tai.
2. Theo Báo cáo ngày của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đồng tháp, sáng ngày 15/7, sạt lở bờ sông Nha Mân qua xã Tân Thuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp gây thiệt hại: 05 căn nhà sập hoàn toàn, sạt lở 100m đường giao thông nông thôn. Thiệt hại ước tính 650 triệu đồng.
3. Theo Báo cáo nhanh của Chi cục phòng chống thiên tai Miền Nam, mưa dông kèm lốc xoáy tại thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây làm sập 04 căn nhà, tốc mái 117 căn, làm 02 người bị thương.
VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Tăng cường thông tin tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất; tổ chức rà soát đánh giá nơi ở an toàn; sẵn sàng các phương án ứng phó, nhất là khu vực dân cư có nguy cơ cao và các tuyến đường, ngầm, tràn thường xuyên bị ngập sâu, sạt lở.
2. Chủ động phương án điều tiết đảm bảo an toàn hồ chứa, hạ du; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đối với các công trình đang thi công.
3. Tiếp tục công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống nắng nóng; sẵn sàng phương án ứng phó hạn hán, cháy rừng.
4. Tiếp tục theo dõi, cảnh báo diễn biến sạt lở bờ sông, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
5. Tập trung các biện pháp, nguồn lực khắc phục hậu quả, hỗ trợ sớm ổn định đời sống nhân dân./.
VPTT BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PCTT