Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 14/6/2022



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 14/6/2022

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT

1. Tin mưa lớn; cảnh báo mưa dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Ngày và đêm 15/6, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa phổ biến 10-20mm; riêng khu vực Tây Bắc sáng 15/6 còn có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 10-30mm, có nơi trên 50mm. Cấp độ RRTT: Cấp 1.

2. Tin dự báo nắng nóng ở khu vực Trung Bộ.

Ngày 15/6, khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên nắng nóng xảy ra cục bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Từ 16-17/6, nắng nóng có khả năng gia tăng và xảy ra trên diện rộng trở lại. Cấp độ RRTT do nắng nóng: Cấp 1.

3. Tình hình mưa:

- Mưa ngày (từ 19h/13/6-19h/14/6): Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 50-100mm; một số trạm mưa lớn như: Lào Cai (Lào Cai) 207mm, Bản Mù (Yên Bái) 138mm, Mường Chiềng (Hòa Bình) 122mm, Yên Lập (Phú Thọ) 149mm, Láng (Hà Nội) 141mm.  

- Mưa đêm (từ 19h/14/6-07h/15/6): Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến 20-50mm; một số trạm mưa lớn như: Than Uyên (Lai Châu) 85mm, Mường Báng (Điện Biên) 69mm, Tứ Kỳ (Hải Dương) 109mm, Thụy Trường (Thái Bình) 73mm, Linh Thượng (Quảng Trị) 58mm.

- Mưa 03 ngày (từ 19h/11/6-19h/14/6): Khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, một số trạm mưa lớn như: Lào Cai (Lào Cai) 214mm, Si Pha Phìn (Điện Biên) 129mm, Bản Mù (Yên Bái) 138mm, Yên Lập (Phú Thọ) 149mm, Láng (Hà Nội) 141mm.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ:

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại đang lên; lúc 07h/15/6 mực nước tại Hà Nội là 6,44m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 2,57m. Dự báo: Mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội tiếp tục lên nhanh. Đến 7h/16/06 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng lên mức 7,05m; Mực nước hạ lưu sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm theo xu thế lên. Đến 19h/15/6, mực nước tại trạm Phả Lại có khả năng ở mức 2,50m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:

Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ:

- Mực nước lúc 07h ngày 15/6 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 11,69m (cao hơn TBNN cùng kỳ 1,30m, Thấp hơn MN lớn nhất cùng kỳ 3,00m).

- Mực nước cao nhất ngày 14/6 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,66m (cao hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,37m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,77m (cao hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,40m). Mực nước 07h/15/6/2022: Tân Châu 1,22m. Châu đốc 1,30m.

Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo triều. Đến ngày 18/6 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,65m; tại Châu Đốc ở mức 1,75m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng:

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 15/6 ÷ 19/7)

Sơn La

7h

14/6

203,57

120,58

3.248

6.451

200

15/6

202,62

120,37

4.179

6.401

Hòa Bình

7h

14/6

109,48

17,20

7.914

8.983

105

15/6

109,10

17,60

7.899

8.969

Tuyên Quang

7h

14/6

105,52

52,46

909

1.236

105,2

15/6

105,05

51,19

984

738

Thác Bà

7h

14/6

52,03

20,75

444

0

56

15/6

52,48

20,75

1.250

0

* Hiện các hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình đang mở cửa xả đáy (Sơn La mở 02 cửa; Hòa Bình 04 cửa); hồ thủy điện Lai Châu và Huội Quảng đang mở 01 cửa xả mặt.

2. Tình hình đê điều:

          Ngày 13/6/2022, xảy ra sạt lở bờ sông tại K6+750-K6+850 đê hữu Hồng thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội (vị trí sạt lở nằm trong dự án Cải tạo nâng cấp kè Cổ Đô), chiều dài sạt khoảng 40m. Vụ Quản lý đê điều đã tổ chức 02 đoàn công tác đi kiểm tra tình hình đê điều ở các địa phương hạ lưu hồ Hòa Bình, đôn đốc các địa phương theo dõi sat tình hình lũ và triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, các hoạt động dân sinh ở khu vực bãi sông.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Mưa lớn và dông từ tối 13/6 đến sáng 14/6 đã gây ra thiệt hại tại Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái như sau:

- Về nhà: 242 nhà bị hư hỏng do sạt lở, ngập úng (Lào Cai 226, Điện Biên 15, Yên Bái 01).

- Về nông nghiệp: 402,51ha nông, lâm nghiệp bị thiệt hại (Lào Cai 294,51ha, Điện Biên 63,78ha, Yên Bái 44,22ha); 10 con gia súc (Lào Cai 03, Điện Biên 05, Yên Bái 02) và 233 con gia cầm (Lào Cai 198, Điện Biên 35) bị chết.

- Về thủy sản: 14,93ha ao cá bị sạt lở bờ, cuốn trôi (Lào Cai 12,89ha, Điện Biên 2,04ha).

- Về công trình thủy lợi: 12 công trình bị hư hỏng (Lào Cai 07, Điện Biên 04, Yên Bái 01).

- Về giao thông: 72 điểm trên các tuyến giao thông bị sạt lở, ngập úng (Lào Cai 50; Điện Biên 10, Yên Bái 12), 02 cầu tạm bị cuốn trôi (Yên Bái), hiện một số tuyến đường đã đi lại được

- Về cơ sở hạ tầng: 06 cơ sở bị hư hỏng (Lào Cai 05, Điện Biên 01).

Theo báo cáo nhanh của BCH PCTT&TKCN tỉnh Điện Biên, 01 khoang ngầm  bị cuốn trôi (xã Nà Khoa) và hàng cống tạm (xã Chà Cang), đã làm cô lập 03 xã Nà Khoa, xã Nậm Nhừ và xã Na Cô Sa (huyện Nậm Pồ). Địa phương đã chỉ đạo làm cầu tạm thời.Ước tính thiệt hại khoảng 600 triệu đồng.  

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC

1. Trung ương:

- Ngày 14/6/2022, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai do Phó Trưởng ban - Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác vận hành xả lũ tại hồ thủy điện Hòa Bình. Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai do Phó Trưởng ban Trần Quang Hoài và Ủy viên BCĐ - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH đi kiểm tra tại Hà Nam và Hưng Yên.

- Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã có Công điện số 06/CĐ-QG hồi 18h00 ngày 14/6/2022 lệnh đóng một cửa xả đáy còn lại của hồ Tuyên Quang hồi 06h00 ngày 15/6/2022.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã có văn bản số 298/VPTT, ngày 11/6/2022 thông báo cho chính quyền địa phương; các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy… khu vực hạ du thủy điện Sơn La và Hòa Bình biết để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản.   

- Văn phòng TT BCĐ QGPCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, điện thoại đôn đốc nắm tình hình và chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/thành phố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội theo dõi chặt chẽ tình hình xả điều tiết hồ Hòa Bình, Sơn La để chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du.

- Các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ để chủ động ứng phó; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống; rà soát, tiếp tục thống kê, báo cáo thiệt hại.

- Các tỉnh khu vực Trung Bộ theo dõi tình hình nắng nóng, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống, đặc biệt lưu ý cháy nổ, hỏa hoạn, tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt.

- Các tỉnh/TP theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh./.

Tải file đính kèm