THÀNH PHẦN TRỰC BAN
|
|
Lãnh đạo ca trực – Vũ Xuân Thành
|
|
|
Trưởng ca trực
Lê Quang Tuấn
|
Trực ban 1
Nguyễn Công Ánh
|
Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 13/8/2019
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
1. Tin nắng nóng
Ngày 14/8, Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa có nắng nóng, có nơi có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến trong khoảng từ 35-37 độ, có nơi trên 38 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-16 giờ.
Đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài đến ngày 15/8 ở các tỉnh Bắc Bộ; ở Trung Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
2. Tình hình mưa
2.1. Mưa ngày (19h/12/8-19h/13/8): Các khu vực trên cả nước hầu hết không có mưa, một số trạm mưa lớn như: Mường Tè (Lai Châu) 43mm; Nậm Giàng (Lai Châu) 49mm; Tuần Giáo (Điện Biên) 33mm; Ngân Sơn (Bắc Cạn) 37mm; Thổ Chu (Kiên Giang) 29mm.
2.2. Mưa 3 ngày (từ 19h/10/8-19h/13/8): Các khu vực Trung bộ và Nam bộ có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, một số trạm mưa lớn: Cát Tiên (Đồng Nai) 73mm; Bảo Lộc (Lâm Đồng) 74mm; Cao Lãnh (Đồng Tháp) 75mm; Phú Quốc (Kiên Giang) 76mm.
2.3. Mưa đêm (19h/13/8-07h/14/8): Cả nước không có mưa, một số nơi có mưa vừa như: Bảo Lộc (Lâm Đồng) 17mm; Phước Long (Bình Phước) 34mm.
II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA
1. Sự cố hồ chứa thủy điện Đắk Kar
Mực nước lúc 20h00 ngày 13/8 là 467,82m (<MNDBT: 7,18m; giảm được 3,58m so với mực nước lúc 6h ngày 12/8) và đang tiếp tục xã đến ngưỡng tràn (cao trình ngưỡng tràn: 467m).
2. Hồ chứa thủy điện
Các hồ chứa cắt lũ sông Hồng: Lưu lượng về hồ Hòa Bình dao động trong ngày, cao nhất đạt 3.443 m3/s hồi 3h00, có xu hướng giảm dần, lúc 7h00 ngày 14/8 là 3.368m3/s, ở mức 100,25m/101m (MN cho phép); các hồ khác còn ở mức thấp so với quy định;
3. Hồ chứa thủy lợi
Các hồ khu vực Tây nguyên ở mức trung bình đạt 57-81% dung tích thiết kế, cụ thể: Kon Tum 69%, Đăk Nông 59%, Gia Lai 51%, Đắk Lắk: 57%, Lâm Đồng 81%.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
1. Trung ương
- Văn phòng Chính phủ có Công văn số 7119/VPCP-NN ngày 11/8/2019 gửi Bộ Công thương thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về việc kiểm tra, xử lý, khắc phục sự cố các công trình thủy điện Đắk Kar, Đăk Sin 1 trên địa bản tỉnh Đắk Nông;
- Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường - Ủy viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đi kiểm tra công tác PCTT tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
- Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia thường xuyên cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó;
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông về thiên tai, công tác chỉ đạo, khắc phục hậu quả;
- Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương PCTT tăng cường công tác trực ban, thường xuyên cập nhật tình hình thiên tai, thông báo và đôn đốc các địa phương tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Địa phương
- VPTT Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình nắng nóng, mưa, lũ để triển khai kịp thời biện pháp ứng phó;
- Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do mưa lũ sau bão số 03.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh sô 08/BC-PCTT của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Đắk Lắk, đê bao Quảng Điền, huyện Krông Ana bị vỡ lúc 6h ngày 13/8/2019, với chiều dài đoạn vỡ khoảng 10m, ảnh hưởng gây ngập lụt khu vực sản xuất của các xã Quảng điền, Bình hòa, Dur Kmăl, Băng Adrênh huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Sau khi đê bao bị vỡ, nước sông tràn vào đồng gây ngập lụt tại khu vực hạ lưu đoạn vỡ khoảng 100ha lúa giai đoạn sắp thu hoạch; không ảnh hưởng đến người và tài sản khác.Đến 14h cùng ngày đoạn đê bị vỡ đã được gia cố, đắp lại (khống chế được nước sông không tràn vào đồng) và hiện nay UBND huyện đang chỉ đạo các lực lượng tiếp tục gia cố thêm để đoạn đê đảm bảo vững chắc.
V. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Tỉnh Đắk Lắk huy động tập trung các lực lượng, vật tư trên địa bản để gia cố đoạn đê vỡ, triển khai các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho công trình và dân cư phía hạ du; bố trí lực lượng theo dõi, chuẩn bị các nguồn lực theo phương châm bốn tại chỗ, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Trung ương PCTT theo yêu cầu.
2. Tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả ngập lụt do mưa lũ gây ra đảm bảo an toàn cho người dân, khách du lịch trên đảo, huy động lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để tổ chức cứu trợ tại những nơi còn ngập lụt, tổ chức giúp nhân dân dọn dẹp nhà cửa vệ sinh môi trường, không để người dân bị đói rét, dịch bệnh.
3. Tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tập trung lực lượng, khẩn trương tìm kiếm người mất tích, triển khai các công tác cứu trợ, tiếp tục khôi phục giao thông, thông tin liên lạc cho các khu vực bị lũ quét, bố trí nơi ở cho người dân bị mất nhà cửa; khôi phục sản xuất, sớm ổn định đời sống của nhân dân.
4. Trung tâm Quốc gia dự báo KTTV tiếp tục cung cấp các bản tin thiên tai, cảnh báo khả năng lũ quét, sạt lở đất và các diễn biến thời tiết nguy hiểm, bất thường./.
file đính kèm